My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Huyện Lâm Hà đang triển khai các giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng trọng tâm, trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp toàn diện, bền vững, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện khá trong tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Huyện Lâm Hà đang triển khai các giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng trọng tâm, trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp toàn diện, bền vững, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện khá trong tỉnh Lâm Đồng.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220628093317images2462921_T3c.jpg" /></p> <p style="text-align:justify"><strong>• </strong><strong>TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN 9-10% MỖI NĂM</strong></p> <p style="text-align:justify">Theo UBND huyện Lâm Hà, trong mười năm qua, kinh tế huyện Lâm Hà liên tục phát triển với tăng trưởng bình quân 9 - 10% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản chiếm 47,4%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 22,3%; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 30,3%. Thu nhập bình quân đầu người từ 20 triệu đồng tăng lên 52 triệu đồng. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế hơn 118.000 người. Trong đó chiếm tỉ lệ 67,7% lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, thương mại; 32,3% ngành nghề khác. Riêng lao động qua đào tạo chiếm gần 58%. Thu ngân sách từ gần 163 tỷ đồng tăng lên hơn 213 tỷ đồng. Tỉ lệ hộ nghèo từ 13,09% giảm xuống còn 1,57%.</p> <p style="text-align:justify">Để đạt những chỉ tiêu vừa nêu trong mười năm qua, huyện Lâm Hà đã huy động tổng nguồn lực trong Chương trình xây dựng nông thôn mới gần 5.317 tỷ đồng. Cụ thể, vốn vay tín dụng chiếm tỉ lệ 52,7%; 21,3% vốn lồng ghép các chương trình, dự án; 11,3% vốn nhân dân đóng góp; hơn 6,2% vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng; gần 2,8% vốn ngân sách Trung ương; 2,2% ngân sách huyện Lâm Hà; 0,8% vốn doanh nghiệp; 2,7% vốn huy động từ thành phố Hà Nội, các quận, huyện trực thuộc. Kết quả, 14/14 xã trong huyện Lâm Hà đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó, xã Gia Lâm đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Nổi bật tiêu chí giao thông với tổng chiều dài trên 14/14 xã hơn 1.394,5 km và sau 10 năm đã đầu tư cứng hóa bằng bê tông nhựa nóng, bê tông xi măng, đá cấp phối gần 1.151,7 km, chiếm tỉ lệ gần 82,6%. Với 9 đường giao thông tuyến huyện có tổng chiều dài 77,2 km cũng đã được nhựa hóa 100%. </p> <p style="text-align:justify">Hay tiêu chí về điện nông thôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật 14/14 xã. Thống kê với tỉ lệ 99% số hộ dân trong toàn huyện Lâm Hà sử dụng thường xuyên an toàn hệ thống lưới điện quốc gia. Đáng kể, trên địa bàn huyện Lâm Hà đến nay diện tích cây trồng các loại chủ động nguồn nước tưới 38.544 ha, đạt tỉ lệ hơn 86,6% trên tổng diện tích canh tác. Tương tự, diện tích đất canh tác chủ động tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ đạt 42.660 ha, đạt tỉ lệ hơn 95,8%. Về năng lực tưới tiêu tại hệ thống thủy lợi Cam Ly Thượng phục vụ 450 ha đất sản xuất nông nghiệp khu vực Mê Linh và Nam Ban; thủy lợi Đạ Đờn phục vụ gần 2.700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc các xã Tân Văn, Đạ Đờn, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà và xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng…</p> <p style="text-align:justify"><strong>• TẠO TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU</strong></p> <p style="text-align:justify">Cũng trong mười năm qua, huyện Lâm Hà đã phát triển 32 hợp tác xã hoạt động khá hiệu quả các mô hình liên kết với doanh nghiệp, tổ hợp tác và hộ nông dân tổ chức sản xuất gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, thông qua các hợp đồng ký kết có hiệu lực từ 3-7 năm. Đặc biệt triển khai chương trình OCOP trên địa bàn huyện Lâm Hà đạt kết quả 2 sản phẩm nâng hạng sao năm 2020 gồm: Hạt mắc ca Vietnus của Công ty Nông sản sạch Huy Hiếu (4 sao); bộ trà Olong 3 bông mai của Công ty Cổ phần Long Đỉnh (5 sao). Bên cạnh đó còn có 4 sản phẩm xếp hạng OCOP mới 4 sao là: Mắc ca Sao Vàng (Công ty TNHH Sao Vàng Mắc ca Lâm Hà); Cà phê Chim Vàng (Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tám Trình); Hạt mắc ca sấy nứt (Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Hùng Thắng). Và 2 sản phẩm OCOP 3 sao. Tính đến hết năm 2021, huyện Lâm Hà có tất cả 14 sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sản phẩm 3 sao thuộc các dòng sản phẩm mắc ca, cà phê, mật ong, hạt sachi, trà túi lọc, trà Olong…</p> <p style="text-align:justify">Trên cơ sở thành tựu trong mười năm qua, Lâm Hà tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp phù hợp, đột phá phát triển kinh tế để trở thành huyện khá trong tỉnh Lâm Đồng vào năm 2025. Đó là “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Đồng thời, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm. Khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu…”.</p> <p style="text-align:justify">Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp vừa nêu, huyện Lâm Hà phấn đấu từ nay đến năm 2025 đạt các chỉ tiêu như: Huy động 23.000 - 24.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư xã hội; thu nhập bình quân đầu người 68 triệu đồng; hàng năm giảm nghèo từ 0,5-1%; riêng hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm tỉ lệ hộ nghèo 1,5-20%; tỉ lệ lao động qua đào tạo 70%; tỉ lệ che phủ rừng từ 27% trở lên... Toàn huyện Lâm Hà tiếp cận các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, tạo tiền đề xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu về kiến trúc cảnh quan giai đoạn năm 2025 - 2030. </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>