My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Mạng nhện, giun đất, hay thậm chí có cả những tổ ong… hiện hữu trong các trại cà phê là những minh chứng cho hướng phát triển cà phê hữu cơ của các thành viên Tổ hợp tác Hoa Linh Coffee (xã Tân Châu, Di Linh).
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Mạng nhện, giun đất, hay thậm chí có cả những tổ ong… hiện hữu trong các trại cà phê là những minh chứng cho hướng phát triển cà phê hữu cơ của các thành viên Tổ hợp tác Hoa Linh Coffee (xã Tân Châu, Di Linh).</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220705091223images2464288_T3a_hinh_2_09.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Các thành viên Tổ hợp tác Hoa Linh Coffee canh tác hữu cơ tạo ra hạt cà phê chất lượng</em></p> <p style="text-align:justify">Nằm cạnh rừng thông xanh ngát ở Thôn 9, xã Tân Châu, thoạt nhìn, trang trại cà phê của ông Trần Mai Bình cũng giống như bao trang trại cà phê bình thường khác, thậm chí nó giống như một khu vườn tạp bị bỏ bê lâu ngày vì cỏ cây chen chúc. Tuy nhiên, khi nghe ông chia sẻ về bí quyết trồng cà phê, chúng tôi mới vỡ lẽ. Hơn 20 năm trồng, chăm sóc cà phê theo cách truyền thống, ông Bình nhận ra rằng, quá trình sử dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học để sản xuất cà phê không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, mà đất đai ngày càng cằn cỗi dẫn đến năng suất ngày càng giảm và tác động xấu đến sức khỏe con người. Năm 2018, sau khi tìm tòi, học hỏi, ông Bình quyết định chuyển sang hình thức sản xuất cà phê hữu cơ. Năm đầu cà phê chậm phát triển, năm thứ hai, cây bắt đầu quen với điều kiện mới, năm 3 trở đi mới dần phục hồi và phát triển tốt, bền vững hơn. Ngoài ra, từ hệ vi sinh vật đa dạng, đất trở nên tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng giúp cây cho năng suất cao hơn. </p> <p style="text-align:justify">Để minh chứng cho phương pháp trồng cà phê theo hướng hữu cơ, ông Bình chỉ cho chúng tôi xem những mạng nhện giăng trên cành cây, rồi ông cúi xuống gốc xới một ít đất để thấy những con giun đất đang làm cho đất tơi xốp, xong ông lại dẫn chúng tôi xem một tổ ong đang treo lủng lẳng trên cành cà phê. Ông Bình cho biết, ông hoàn toàn không sử dụng thuốc sâu trong canh tác cà phê, chủ yếu sử dụng phương pháp “thiên địch” để diệt sâu hại. Toàn bộ diện tích cà phê đều để cỏ mọc tự nhiên. Mục đích của việc nuôi cỏ nhằm chống xói mòn, giữ độ ẩm, cung cấp chất hữu cơ cho đất, cân bằng hệ sinh thái giúp cho giun đất, kiến vàng, bọ rùa, bọ ngựa, ong ký sinh, hệ vi sinh vật có lợi phát triển. Chính những côn trùng có lợi này sinh ra để tiêu diệt các loại sâu có hại nên vườn cà phê của ông chẳng bao giờ phải cần đến thuốc bảo vệ thực vật. </p> <p style="text-align:justify">Cùng chung hướng đi với ông Bình còn có 3 hộ nông dân khác, ông Bình dẫn chúng tôi đến thăm vườn cà phê của anh Trần Vinh Thuận, vườn cà phê xanh tốt với đa dạng sinh học trong một hệ thống canh tác, ba tầng cây trồng và các sinh vật khác đang tồn tại phát triển, tương hỗ lẫn nhau. Anh Thuận cho biết, để có được mô hình này, từ năm 2018, anh đã chuyển đổi khoảng 4 ha trồng cà phê từ hình thức sản xuất chỉ dựa vào hóa học sang hình thức từng bước tác động theo hướng hữu cơ. Anh Thuận nhớ lại, năm đầu chuyển đổi, gia đình gặp nhiều khó khăn, sản lượng cà phê canh tác theo phương pháp mới giảm hẳn. Thế nhưng, anh vẫn kiên trì với mục tiêu của mình, anh cho rằng: Khi bón phân hóa học thường xuyên, cây cà phê sẽ lão hóa nhanh hơn, trong khi trồng theo phương pháp hữu cơ, cây phát triển khỏe mạnh và bền vững hơn. Hơn nữa, cà phê hữu cơ được đánh giá rất cao trên thế giới với lợi ích về kinh tế và an toàn, có lợi cho sức khỏe nên được bán với giá tốt hơn so với cà phê truyền thống. Ngoài ra, sản xuất theo phương pháp mới giúp bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. </p> <p style="text-align:justify"> Cà phê Robusta giống sẻ cũ được sản xuất tại Di Linh có mùi vị độc đáo, được thị trường ưa chuộng. Hiện tại có rất nhiều nơi mượn thương hiệu cà phê Di Linh để bán. Ông Trần Mai Bình trăn trở làm thế nào để cà phê Di Linh về đúng với giá trị vốn có của nó. Do đó, ông cùng với anh Trần Vinh Thuận và 2 hộ nông dân khác đứng ra thành lập tổ hợp tác trồng cà phê hữu cơ và xác lập thương hiệu Hoa Linh Coffee với diện tích 20 ha.</p> <p style="text-align:justify"> Ở trang trại cà phê của thành viên tổ hợp tác Hoa Linh Coffee, Specialty coffee (cà phê đặc biệt) được làm theo quy trình khép kín. Đầu tiên, xác định giống cà phê sẻ cũ, chăm sóc theo hướng hữu cơ, cà phê được hái trái chín, sau đó rửa sạch cho vào máy bắn màu lựa 100% hạt chín mọng, ủ để cho lên đường, xay vỏ, đem ra giàn phơi nắng to, khi đó chất ngọt, hương vị trái cây vẫn còn quyện trong hạt, và cuối cùng là bảo quản trong bao nilon. Hoa Linh là đơn vị duy nhất ở xã Tân Châu có thể tự mình làm từ A-Z (from farm to cup): từ việc xác định giống, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, lên men, sàng lọc, rang xay, cupping. Niên vụ cà phê 2021- 2022 vừa qua, trang trại của tổ hợp tác đã đưa ra thị trường 30 tấn cà phê nhân xanh chất lượng cao với giá bán cao hơn 20% so cà phê theo cách làm truyền thống, đồng thời rang xay 5 tấn thành phẩm, ngoài ra, tổ hợp tác còn làm ra sản phẩm trà từ vỏ cà phê cung ứng ra thị trường. Thương hiệu cà phê Hoa Linh đến nay đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.</p> <p style="text-align:justify">Việc xây dựng cà phê hữu cơ chính là hướng đi bền vững của vùng cà phê Di Linh. Hiện sản phẩm cà phê Hoa Linh đang hoàn thiện hồ sơ để được Tổ chức N.H.O (Nhật Bản) chứng nhận sản phẩm cà phê hữu cơ, chất lượng cao.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>