My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Với lợi thế sản xuất nông nghiệp, huyện Bảo Lâm đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển sản xuất, gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Với lợi thế sản xuất nông nghiệp, huyện Bảo Lâm đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển sản xuất, gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đây được xem là khâu then chốt, là mục tiêu lớn của việc thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220706105915images2464519_T3b_hinh_1_84.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Người dân chuyển đổi trồng chè chất lượng cao, tăng thu nhập trên cùng một diện tích</em></p> <p style="text-align:justify">Bảo Lâm có trên 75% dân số sống nhờ vào nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 60%, từ khi bắt đầu thực hiện Chương trình Xây dựng NTM, huyện đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đầu tư cho sản xuất, coi đây là chìa khoá của sự thành công. </p> <p style="text-align:justify">Nhận thấy việc phát triển kinh tế từ vườn cây đa canh đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ nhiều năm nay, ông Phùng Văn Hoàng (Thôn 7, xã Lộc Quảng) đã chuyển đổi bớt diện tích cà phê sang trồng chè Oolong có liên kết với công ty, đồng thời, trồng xen cây ăn trái: bơ, sầu riêng, măng cụt… theo hướng công nghệ cao. Do đó, trên 1,5 ha trồng đa cây cho thu nhập ổn định với hơn 300 triệu đồng/năm, cao gấp đôi so với trồng thuần một loại cây trồng. “Điều tôi thấy hài lòng nhất là từ khi chuyển đổi cây trồng, thu nhập của gia đình khá hẳn lên, có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, cho con cái học hành”, ông Hoàng chia sẻ.</p> <p style="text-align:justify">Ông Lê Văn Tuế, Chủ tịch UBND xã Lộc Quảng cho biết, những năm qua, UBND xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân sử dụng cây, con giống mới năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao; phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; triển khai chính sách hỗ trợ và ưu tiên nguồn lực thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã hiện còn 11 hộ, chiếm tỷ lệ 0,93%; hộ cận nghèo 31 hộ,chiếm 2,61%.</p> <p style="text-align:justify">Thời gian qua, huyện tập trung vào công tác chuyển đổi giống cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là cây chè và cây cà phê. Bảo Lâm là địa phương đi đầu trong việc chuyển đổi ghép cải tạo cà phê năng suất cao, đến nay đã chuyển đổi được 31.074 ha, đạt 92,44% diện tích cà phê, năng suất bình quân đạt 3,45 tấn nhân/ha (cao nhất nước). Cây chè chuyển đổi được 6.221 ha, đạt 86,4% diện tích, năng suất bình quân đạt 14,1 tấn búp tươi/ha/năm. </p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, huyện đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 977 ha, gồm 2 vùng sản xuất chè và 1 vùng sản xuất cà phê. Đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 16.050 ha, (trong đó có 11.500 ha cà phê, 2.500 ha chè, 200 ha rau, hoa, 1.650 ha cây ăn quả, 200 ha dâu tằm), chiếm 30,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.</p> <p style="text-align:justify">Nhiều mô hình có hiệu quả cao như: trồng rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm, thâm canh cà phê bền vững, trồng lan rừng, sản xuất giống cây công nghiệp, rau, hoa bằng công nghệ nhân mô, chăn nuôi an toàn sinh học... cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm, cá biệt đến 1 tỷ đồng đối với mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao. Các chuỗi liên kết giá trị từng bước được hình thành và phát triển.</p> <p style="text-align:justify">Ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm cho biết, những năm qua, huyện đã tập trung thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất đồng bộ, kịp thời, mang lại hiệu quả như: triển khai tốt việc chuyển giao, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, chuyển dịch sản xuất theo hướng chất lượng và hiệu quả, tăng giá trị trên cùng diện tích canh tác. Đối với lĩnh vực trồng trọt, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh cây chè, cây ăn trái… Còn lĩnh vực chăn nuôi, phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh. </p> <p style="text-align:justify">Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn của huyện tăng qua từng năm: Năm 2010 đạt 17,23 triệu đồng/người/năm; năm 2015 đạt 30 triệu đồng; đến năm 2021 là 44,34 triệu đồng/người/năm, tăng 27,11 triệu đồng so với năm 2010. Hiện nay tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.</p> <p style="text-align:justify">Thời gian tới, ngành Nông nghiệp và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt; chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế đang có tại các địa phương; tiếp tục phát triển các sản phẩm thế mạnh của từng địa phương, gắn với thực hiện Chương trình OCOP. Đồng thời, đẩy nhanh thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và an toàn sinh học. Xây dựng vùng nông sản tập trung gắn với cấp mã vùng trồng, mã vạch sản phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng (VietGAP, GlobalGAP) và truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ; tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là khâu bảo quản và chế biến nông sản,từ đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>