My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Là một trong số ít những người vẫn còn giữ “lửa” niềm đam mê, gắn bó với nghề đan lát truyền thống, hằng ngày, già Ntơr Băng (62 tuổi, dân tộc M’Nông) ở xã Đạ Tông, huyện Đam Rông lại chăm chút các sản phẩm với mong muốn sau này khi du khách đến với Khu Du lịch giếng, suối nước nóng Đạ Long sẽ có thêm những trải nghiệm đầy thú vị về nghề truyền thống của người dân địa phương.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Là một trong số ít những người vẫn còn giữ “lửa” niềm đam mê, gắn bó với nghề đan lát truyền thống, hằng ngày, già Ntơr Băng (62 tuổi, dân tộc M’Nông) ở xã Đạ Tông, huyện Đam Rông lại chăm chút các sản phẩm với mong muốn sau này khi du khách đến với Khu Du lịch giếng, suối nước nóng Đạ Long sẽ có thêm những trải nghiệm đầy thú vị về nghề truyền thống của người dân địa phương. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220719141952images2467115_T6b_hinh3_01.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Già làng Ntơr Băng luôn trăn trở, ý thức truyền nghề cho thế hệ trẻ</em></p> <p style="text-align:justify">Được người dân địa phương giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà của vợ chồng già làng Ntơr Băng để tìm hiểu công việc của ông. Khi được hỏi thăm về nghề truyền thống của gia đình, già Băng bày tỏ niềm phấn khởi: “Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nhiều thế hệ gắn bó với nghề truyền thống như đan lát và rèn dụng cụ lao động, nên khi lớn lên đã thôi thúc già tìm tòi, học hỏi và đam mê với nghề cho đến hôm nay. Xưa kia, cuộc sống của đồng bào phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, núi rừng, nên hầu hết các vật dụng sinh hoạt trong gia đình đều phải tự chế tác để phục vụ nhu cầu lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Thời đó, hầu hết các chàng trai trong buôn, ai cũng có cơ hội được tiếp cận, học nghề để thể hiện tài năng, sự khéo léo và xem đó như một hành trang chuẩn bị bước vào đời”.</p> <p style="text-align:justify">Không những đam mê với nghề truyền thống, đan lát những vật dụng sinh hoạt, mà già cũng đã từng nhiều năm gắn bó với nghề rèn. Nhưng do bệnh tật, tuổi đã cao, sức yếu, không thể làm những công việc nặng nhọc, nên từ năm 2000 đến nay, ngoài công việc xay xát lúa cho bà con trong vùng, già Băng thường dành nhiều thời gian chăm chú, miệt mài lướt đôi tay thoăn thoắt trên những sợi nan, sợi mây để tiếp tục với niềm đam mê của mình là hoàn thiện các sản phẩm truyền thống như gùi hoa, gùi nắp, vật dụng bọc chóe rượu cần, nông nia, rổ rá, giỏ, mẹt, rọ… vừa phục vụ nhu cầu cho bà con, làng xóm và du khách, vừa có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. </p> <p style="text-align:justify">Già Ntơr Băng chia sẻ, hiện nay, khó khăn lớn nhất của già là không thể tự thân vào rừng để tìm nguyên liệu đan gùi như ý. Vì vậy, muốn đan được các sản phẩm, già phải thuê bà con vào rừng chặt cây nứa, tìm dây mây… để làm ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo già làng Ntơr Băng, mỗi dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên thường làm ra những sản phẩm mang một nét riêng về kiểu dáng, cách tạo và pha trộn màu sắc, các chi tiết, kiểu cách cũng như vẻ đẹp của mỗi họa tiết, hoa văn được trang trí trên từng sản phẩm để phân biệt theo từng vùng miền, từng dân tộc. Ngoài phục vụ sinh hoạt, lao động sản xuất, những vật dụng này còn được xem như là kỷ vật tặng, cho, của hồi môn trong cưới hỏi mà cha mẹ trao lại cho con cái. </p> <p style="text-align:justify">Những năm gần đây, nghề đan lát truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’Nông ở Lâm Đồng nói riêng dần mai một, nhiều vật dụng được làm từ mây tre đan truyền thống và thân thiện với môi trường đã dần được thay thế bằng đồ nhựa công nghiệp và từ một số sản phẩm khác… Bên cạnh đó, do nhu cầu sử dụng những sản phẩm đan lát truyền thống của thế hệ trẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng rất hạn chế nên đa phần không mấy ai mặn mà theo học và giữ nghề. </p> <p style="text-align:justify">Ở tuổi xế chiều, già làng Ntơr Băng luôn trăn trở và ý thức trong việc truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, già không chỉ mong muốn con cháu mà có nhiều thanh niên ở các xã Đạ Tông, Đạ M’Rông và Đạ Long quan tâm, học hỏi, nối nghiệp, góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua đó, đưa các sản phẩm đan lát truyền thống của dân tộc bản địa đến với bạn bè gần xa và trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch tại địa phương.</p> <p style="text-align:justify">Ông Nguyễn Văn Huy - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đạ Tông, chia sẻ: “Những năm gần đây nghề thống của địa phương có dấu hiệu mai một, nên địa phương rất quan tâm đến công tác bảo tồn. Vì vậy, Đảng ủy xã Đạ Tông đã ra Nghị quyết về phục hồi, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tại địa phương. Còn về già làng Ntơr Băng, đây là một người làm nghề thủ công đạt được trình độ, kỹ năng cao… Già vừa là người có tâm huyết vừa đam mê với nghề thủ công nên đã truyền đạt cho con cháu và những ai muốn học nghề. Trong thời gian tới, chúng tôi đã có định hướng để giúp đỡ cơ sở sản xuất, nhóm hộ gia đình làm nghề thủ công để đưa sản phẩm ra thị trường vừa đảm bảo thu nhập cho bà con địa phương, vừa bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống và hướng tới đón đầu phát triển du lịch của xã Đạ Tông khi thông đường ĐT 722 đi xã Đưng K’Nớ lên Đà Lạt”. </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>