My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các hộ chính sách khác theo Nghị định 78 của Chính phủ, nguồn vốn này đã đến với hàng ngàn lượt người cần hỗ trợ trên địa bàn huyện Di Linh; qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, hộ chính sách có thêm điều kiện tài chính để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các hộ chính sách khác theo Nghị định 78 của Chính phủ, nguồn vốn này đã đến với hàng ngàn lượt người cần hỗ trợ trên địa bàn huyện Di Linh; qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, hộ chính sách có thêm điều kiện tài chính để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220722090059images2467914_t3_01_a1_39.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Di Linh đã có thêm điều kiện tài chính để phát triển kinh tế</p> <p style="text-align:justify">Ông K’Brin (thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc) kể rằng, năm 2011, trong một lần họp thôn, ông được Ban Nhân dân thôn Kao Kuil phổ biến về chính sách tín dụng ưu đãi. Sau khi tìm hiểu, bàn bạc kỹ rồi đi đến thống nhất với vợ, ông K’Brin làm thủ tục vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Di Linh và được chấp thuận vay 10 triệu đồng. Có sự “tiếp sức” về vốn, ông bắt tay vào việc cải tạo 5 sào cà phê của gia đình. Chăm chỉ làm ăn, qua 4 năm, ông K’Brin không những đã trả xong cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng, mà còn vươn lên thoát nghèo. Năm 2015, ông là hộ cận nghèo, nên tiếp tục được Ngân hàng CSXH hỗ trợ vay 15 triệu đồng để đầu tư, cải tạo, tái canh rẫy cà phê. 5 năm sau, năm 2020, do nhu cầu phát triển sản xuất, ông K’Brin quyết định vay thêm 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện Di Linh để tái canh rẫy cà phê và mua thêm đất trồng cà phê. Từ chỗ 5 sào, nay rẫy cà phê của ông đã được mở rộng lên 1 ha. “Trước đây, cuộc sống của gia đình tôi hết sức khó khăn, phải đi làm thuê kiếm tiền trang trải các khoản chi phí sinh hoạt. Đến nay, gia đình tôi là một trong những hộ tiêu biểu của thôn Kao Kuil trong công tác giảm nghèo tại địa phương. Tất cả là nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH”, ông K’Brin chia sẻ.</p> <p style="text-align:justify">Cũng nhờ sự hỗ trợ của nguồn vốn tín dụng ưu đãi như ông K’Brin, gia đình bà Lê Thị Tuyết Hòa (Tổ dân phố 7, thị trấn Di Linh) đã bớt được rất nhiều gánh nặng chi phí lo ăn học cho 3 người con. “Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, không có đất sản xuất, phải đi làm thuê để nuôi 3 đứa con ăn học. Năm 2015, đứa con lớn thi đỗ đại học, tôi thật sự lo lắng vì không biết kiếm đâu ra tiền để trang trải chi phí ăn học cho con. Qua Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố 7, tôi được biết Ngân hàng CSXH đang triển khai chương trình cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập. Thế là tôi làm đơn vay vốn và được ngân hàng chấp thuận. Từ 2015 - 2019, tôi đã vay 44 triệu đồng của Ngân hàng CSXH để lo cho con ăn học”, bà Hòa cho biết. Theo chia sẻ của bà Hòa, nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH chính là “cứu cánh” của gia đình bà, vì số tiền kiếm được từ công việc làm thuê chỉ mỗi việc lo cái ăn hàng ngày cũng đủ chật vật rồi, huống hồ lại còn lo cho con ăn học đại học. Từ đó về sau, bà Hòa còn vay thêm 127,5 triệu đồng của Ngân hàng CSXH, tạo điều kiện cho 2 người con nữa của bà theo học đại học tại TP Hồ Chí Minh.</p> <p style="text-align:justify">Bà Hòa và ông K’Brin là 2 trong số rất nhiều hộ trên địa bàn huyện Di Linh được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho con cái ăn học, phát triển kinh tế. Trong 20 năm qua, từ 2002 đến 2022, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp 25.010 lượt hộ nghèo vay vốn, với số tiền trên 347 tỷ đồng. Tổng dư nợ hơn 50 tỷ đồng, tăng hơn 43 tỷ đồng so với khi mới thành lập. Qua 20 năm, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp 23.976 lượt hộ thoát nghèo. Ngoài ra, Ngân hàng CSXH huyện Di Linh cũng đã giải ngân cho 5.360 lượt hộ cận nghèo vay vốn, với số tiền trên 181 tỷ đồng. Hiện nay, tổng dự nợ của chương trình cho hộ cận nghèo vay hơn 80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, những năm qua, hơn 760 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, với số tiền trên 121 tỷ đồng để trang trải chi phí học tập; 13.303 lượt hộ được hỗ trợ vay vốn, với số tiền hơn 168 tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh; 199 lượt hộ vay trên 6 tỷ đồng để đi lao động ở nước ngoài...</p> <p style="text-align:justify">Theo đánh giá của UBND huyện Di Linh, các chương trình tín dụng ưu đãi do Ngân hàng CSXH thực hiện trên địa bàn huyện trong 20 năm qua đã tạo điều kiện cho 80.378 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với số tiền hơn 1.402 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã góp phần giúp trên 22.420 hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm hơn 6.422 lao động, giúp gần 14.950 học sinh, sinh viên trang trải chi phí học tập, hỗ trợ trên 13.303 hộ được xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh, xây dựng 1.148 căn nhà ở cho hộ nghèo. Chính sách tín dụng ưu đãi, cùng với các chính sách khác đã góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Di Linh từ 13,99% vào năm 2003 xuống còn 5,4% trong năm 2021.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>