My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Hiện nay, người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng thực phẩm nói chung, trái cây nói riêng. Theo đó, việc xây dựng mã số vùng trồng đang được các cấp, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng gấp rút thực hiện.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Hiện nay, người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng thực phẩm nói chung, trái cây nói riêng. Theo đó, việc xây dựng mã số vùng trồng đang được các cấp, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng gấp rút thực hiện. Đây là việc làm rất cần thiết nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng với những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo phục vụ xuất khẩu.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220812141151images2472481_T3b.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Để đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải tuân thủ các quy định sản xuất an toàn, đặc biệt là phải ghi nhật ký sản xuất</em></p> <p style="text-align:justify">Là tỉnh đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, chè so với các tỉnh trong cả nước, Lâm Đồng với nhiều loại nông sản chất lượng cao tiêu thụ tại các thành phố lớn trong cả nước và đã có mặt ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số sản phẩm, một số lô hàng không đảm bảo chất lượng, không truy xuất được nguồn gốc. Do vậy, để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, vấn đề an toàn thực phẩm là yếu tố được các cấp, các ngành tỉnh Lâm Đồng quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, trong thời kỳ thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc thiết lập, quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước cần phải được triển khai thực hiện ở các địa phương và có sự phối hợp của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nông dân sản xuất, đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị nông sản của tỉnh.</p> <p style="text-align:justify">Từ nhiều năm nay, Công ty TNHH Sản xuất thương mại Long Thủy (huyện Bảo Lâm) đã tiến hành xuất khẩu sầu riêng sang nhiều thị trường, nhất là Trung Quốc. Để rộng đường xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu về mã số vùng trồng và đóng gói theo quy định. Ông Võ Hữu Long - Giám đốc Công ty cho hay: “Việc Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai sau Thái Lan được tiếp cận thị trường chính thức cho sầu riêng tươi - loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao tại Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội và tạo thêm dư địa tăng trưởng cho một ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập của hàng trăm ngàn nông dân, nhất là vùng Tây Nguyên. Riêng đối với Công ty, từ thời điểm tháng 1/2022, đơn vị đã hoàn thiện hồ sơ về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật và Tổng cục Hải quan Trung Quốc để sẵn sàng cung cấp thông tin khi có yêu cầu”. </p> <p style="text-align:justify">Theo ông Võ Hữu Long, cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch chỉ thật sự mở ra khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác. Phải làm thật tốt việc tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hoá quy trình sản xuất. Phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc. Hiện nay, ngoài diện tích sản xuất của Công ty, doanh nghiệp còn chủ động liên kết với hàng trăm hộ nông dân để xây dựng vùng trồng sầu riêng chất lượng cao, đáp ứng tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.</p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify">Để đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải tuân thủ các quy định sản xuất an toàn, đặc biệt là phải ghi nhật ký sản xuất… Đây là một trong những rào cản khiến nông dân e ngại tham gia. Tuy nhiên, xây dựng mã số vùng trồng cũng mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho người nông dân như: chuẩn hóa quá trình chăm sóc và quản lý cây trồng; quản lý được diện tích trồng, số lượng cây trong vườn, đưa ra được quy trình chuẩn trong chăm sóc cây trồng; giúp theo dõi lịch sử chăm sóc cây, cảnh báo tình hình dịch bệnh, lên kế hoạch chăm sóc, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và ước lượng năng suất... Từ đó, cây trồng mới cho chất lượng trái ngon, đồng đều, đáp ứng được tiêu chuẩn của những thị trường khó tính nhất.</p> <p style="text-align:justify">Ông Hà Ngọc Chiến - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là mã số định danh cho một vùng trồng hoặc một cơ sở đóng gói nhằm theo dõi tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm và phục vụ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm cây trồng. Việc xây dựng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói với mục tiêu hướng tới các sản phẩm an toàn, chất lượng không chỉ phục vụ xuất khẩu mà còn phục vụ thị trường trong nước”.</p> <p style="text-align:justify">Hiện nay, các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng đều yêu cầu các vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phải áp dụng những quy định về truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát các đối tượng kiểm dịch thực vật. Vì vậy, việc xuất khẩu nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu.</p> <p style="text-align:justify">Do đó, nhằm tăng cường công tác hướng dẫn, thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch đề nghị cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2025 và giao cho đơn vị chủ trì thực hiện. Cụ thể, đối với mã số vùng trồng, đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra thực tế, lấy mẫu kiểm tra thành phần sâu bệnh hại để đề nghị cấp 160 mã số vùng trồng/9.020 ha trên 20 loại cây trồng như: cà phê, sầu riêng, mắc ca, chuối xanh, bơ, lúa, thanh long, bưởi, cà chua, chôm chôm, hành tây, ớt ngọt, măng cụt, cải bắp, cam thảo, cam quýt, dâu tây, phúc bồn tử, dưa leo và nấm hương tại các huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó, riêng năm 2022 sẽ tiến hành cấp 50 mã số vùng trồng; năm 2023 cấp 45 mã số vùng trồng; năm 2024 cấp 40 mã số và năm 2025 sẽ cấp thêm 25 mã số vùng trồng. </p> <p style="text-align:justify">Riêng đối với việc cấp mã số cơ sở đóng gói, trong năm 2022, đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra thực tế để đề nghị cấp 3 mã số cơ sở đóng gói của sản phẩm sầu riêng, mít cho Cơ sở đóng gói Anh Thư (xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh), Hợp tác xã Trái cây Đồng Tiến (xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh) và Hợp tác xã Trái cây Mỏ Vẹt (xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh). Đồng thời, để kiểm tra, quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành giám sát 100% các mã số được cấp, mỗi mã giám sát 2 lần/vụ đối với việc quản lý dịch hại, sử dụng thuốc BVTV, ghi chép thông tin về vùng trồng; giám sát việc ghi chép thông tin theo quy định định kỳ 6 tháng/lần đối với cơ sở đóng gói và kiểm tra hóa chất sử dụng khi đóng gói. </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>