My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước thực hiện Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn với những giải pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, từng bước nhân rộng mô hình, xây dựng quy trình sản xuất đối với đa dạng cây trồng địa phương.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước thực hiện Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn với những giải pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, từng bước nhân rộng mô hình, xây dựng quy trình sản xuất đối với đa dạng cây trồng địa phương.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220812141545images2472461_T3a_cay_ca_phe.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Cây cà phê đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng xây dựng hoàn chỉnh quy trình canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ</em></p> <p style="text-align:justify"><strong>• 18.980 HA ĐẤT ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT HỮU CƠ</strong></p> <p style="text-align:justify">Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai từ tháng 10/2020 với mục tiêu khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới, đưa Lâm Đồng trở thành địa phương có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đứng đầu cả nước. Qua gần 2 năm, toàn tỉnh Lâm Đồng đã điều tra, đánh giá hiện trạng, xác định 71 vùng đủ điều kiện sản xuất hữu cơ với tổng diện tích 18.980 ha đất trồng trọt và 119.673 đầu vật nuôi trên tất cả 12 huyện, thành phố. Đồng thời xây dựng 17 quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bao gồm cây trồng, vật nuôi như: các loại rau, củ năng, lúa, chè, cà phê, sầu riêng, bơ, chuối, mắc ca, atiso, nấm, đương quy, bò sữa, bò thịt, gà đẻ trứng. Trong đó cây sầu riêng, lúa, cà phê, mắc ca, nấm, củ năng, rau ăn củ, atiso, nuôi bò thịt… đã được đưa vào phát triển 13 Mô hình Nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, toàn tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức 25 lớp đào tạo, tập huấn phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam; chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho gần 900 lượt người; tư vấn, khảo sát, đánh giá 10 tổ chức, cá nhân và đã được cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ; xây dựng 3 chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ... </p> <p style="text-align:justify">Triển khai cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lâm Đồng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng hỗ trợ một lần chi phí cấp lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, ngân sách nhà nước hỗ trợ tỉ lệ chi phí gồm: 100% tổ chức đào tạo, tập huấn; liên kết hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với định mức không quá 50 triệu đồng/chuỗi; 70% phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc, bẫy côn trùng, thức ăn, thuốc thú y, giống rau, lúa và dược liệu, cây họ đậu, chế phẩm sinh học cải tạo đất; 50% tham gia hội chợ triển lãm trong nước (tối đa 25 triệu đồng/đơn vị); 50% xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm (tối đa 25 triệu đồng/đơn vị). </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220812141659images2472462_1_12.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu</em></p> <p style="text-align:justify">•<strong> NHIỀU NGUỒN KINH PHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ</strong></p> <p style="text-align:justify">Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2025” đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt và bố trí tổng kinh phí gần 263,3 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hơn 12,7 tỷ đồng; tổ chức, cá nhân đối ứng hơn 3,5 tỷ đồng; Nhân dân tự thực hiện gần 247 tỉ đồng. Bên cạnh đó, thông qua Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại; chương trình khuyến nông; phát triển dược liệu và chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của các huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng cũng được ưu tiên bố trí kinh phí, qua đó cùng phối hợp triển khai, tạo bước chuyển biến tích cực về sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với các loại cây trồng, vật nuôi hàng năm trên địa bàn. </p> <p style="text-align:justify">Kết quả, đến nay tổng diện tích trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận hữu cơ trên địa bàn Lâm Đồng hơn 1.311,2 ha. Trong đó gồm 40,4 ha rau, củ, quả tập trung tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt; 5 ha chè tại huyện Lâm Hà; 14 ha lúa, gần 1,4 ha măng cụt và 1.110,4 ha điều tại huyện Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên; 140 ha đồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi bò sữa tại huyện Di Linh và huyện Đơn Dương. Riêng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam chăn nuôi 1.005 con bò sữa đạt Chứng nhận hữu cơ với sản lượng khoảng 7 tấn sữa/ngày…</p> <p style="text-align:justify">Để góp phần hoàn thành mục tiêu dự án giai đoạn năm 2020- 2025, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ưu tiên giải pháp chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, nhằm nâng cao giá trị gia tăng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. </p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>