My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Sáng 25/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm Đồng (KHKT) phối hợp cùng Sở Công thương tổ chức Hội thảo Khoa học Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Lâm Đồng nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại diện Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Sáng 25/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm Đồng (KHKT) phối hợp cùng Sở Công thương tổ chức Hội thảo Khoa học Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Lâm Đồng nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại diện Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220825142109images2475402_1__3.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Hội thảo Khoa học Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp</em></p> <p style="text-align:justify">Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, giảng viên các viện, trường đại học trên địa bàn tỉnh. Ông Phan Văn Phấn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT, ông Trần Minh Châu – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT, bà Cao Thị Thanh – Phó Giám đốc Sở Công thương chủ trì hội thảo.</p> <p style="text-align:justify">Thời gian qua, ngành công nghiệp Lâm Đồng có bước phát triển đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, toàn tỉnh có 8.638 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp. Có 2 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp, thu hút 121 dự án trong đó, có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. </p> <p style="text-align:justify">Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 708,5 triệu USD, gấp 1,68 lần so với năm 2015, thị trường xuất khẩu 40 nước trên thế giới. </p> <p style="text-align:justify">Sản phẩm nông nghiệp qua sơ chế, chế biến đạt 45%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Một số nông sản chế biến sâu có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu. Tiểu thủ công nghiệp phát triển gắn với du lịch, góp phần xây dựng nông thôn mới; ngành chế biến tơ tằm được khôi phục, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được duy trì phát triển.</p> <p style="text-align:justify">Tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2016 – 2020 đạt 9,5%. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục được cải thiện tích cực. Năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 2,8 lần so với 2010; năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 1,62 lần so với 2015. </p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; tỷ trọng công nghiệp trong GRDP còn thấp; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển chậm; các sản phẩm từ nông nghiệp chủ yếu là sơ chế hoặc chế biến một phần nên giá trị gia tăng thấp. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp còn nhỏ; khả năng ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất còn hạn chế; tính liên kết hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của doanh nghiệp không cao. </p> <p style="text-align:justify">Một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chưa đa dạng mẫu mã, chất lượng, tính cạnh tranh thấp. Chất lượng, số lượng nguồn nhân lực có tay nghề cao còn thiếu, yếu. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp còn hạn chế…</p> <p style="text-align:justify">Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng ngày 25/5/2022 về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại diện Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 với các mục tiêu chính: Đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo hướng hiện đại bền vững. Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở khai thác thế mạnh nguồn nguyên liện sẵn có, tạo ra các sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp phục vụ thu hút đầu tư các dự án công nghiệp có quy mô, công nghệ tiên tiến; hình thành các nhà máy ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số vào sản xuất công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu sang các thị trường uy tín trên thế giới. Bảo vệ, phát huy giá trị các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lâm Đồng hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, có tính cạnh tranh cao, một số sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 11,5% - 12%/năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,9 – 12,3%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 65% cơ cấu ngành công nghiệp; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện chiếm khoảng 28%; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13 – 14%/năm, hình thành các chuỗi liên kết bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu đối với các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh. </p> <p style="text-align:justify">Hội thảo đã nhận được 20 tham luận đã làm sáng tỏ vấn đề cốt yếu: Nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng 2030; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, định hướng và giải pháp; thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm OCOP; hoạt động khuyến công phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực trạng và giải pháp gắn kết nông nghiệp và công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh; vai trò của Hội Phụ nữ trong việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; liên kết sản xuất ngành hàng dâu tằm tơ; bảo tồn và phát huy các nghề thủ công tiêu biểu của Đà Lạt; phát triển doanh nghiệp tại huyện Lâm Hà: Hướng đi đúng, hiệu quả, bền vững; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Lâm Đồng; giải pháp nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Lâm Đồng…</p> <p style="text-align:justify">Qua đó, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội đại diện Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng ngày 25/5/2022 về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhanh chóng đi vào cuộc sống, thành hiện thực. </p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>