My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một vấn đề chiến lược, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Từ trước đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng bàn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn sát thực tiễn, hợp lòng dân, được Nhân dân tin tưởng, phấn khởi đón nhận.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một vấn đề chiến lược, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Từ trước đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng bàn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn sát thực tiễn, hợp lòng dân, được Nhân dân tin tưởng, phấn khởi đón nhận. Gần đây, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tiếp tục ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220905111650images2477505.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Đồi trà Bảo Lộc</em></p> <p style="text-align:justify">Cách đây 15 năm, ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với các quan điểm, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, được Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp chung sức, đồng lòng hưởng ứng. Sau 15 năm thực hiện, lĩnh vực nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng và hiệu quả; duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 3,01%/năm, năng suất lao động gấp hơn 4 lần so với năm 2008; quy mô xuất khẩu nông sản tăng bình quân 8,01%/năm; nông sản của Việt Nam có mặt ở 196 quốc gia và vùng lãnh thổ… Chương trình xây dựng Nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch đề ra, đến giữa năm 2021, có 351 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn không ngừng được củng cố, diện mạo nông thôn có sự thay đổi sâu sắc theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh. Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm nhanh (bình quân khoảng 1,5%/năm), từ 17,3% năm 2010 (theo tiêu chí cũ) xuống 7,03% năm 2018 và đến năm 2020 còn dưới 3%; vai trò chủ thể to lớn của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ngày càng được khẳng định... </p> <p style="text-align:justify">Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.</p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn những hạn chế, bất cập. Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị gia tăng thấp; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp, thiếu bền vững... Kết quả xây dựng nông thôn mới có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền, địa phương. Năng lực làm chủ và vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới có mặt còn bất cập, hạn chế; thu nhập bình quân của nông dân thấp, chưa bằng 1/3 thu nhập bình quân của lao động công nghiệp, dịch vụ. So với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, nông dân vẫn là đối tượng yếu thế, chịu nhiều rủi ro trong sản xuất và đời sống…</p> <p style="text-align:justify">Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém là do sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống dịch vụ công chưa theo kịp yêu cầu phát triển; một số cơ chế, chính sách chậm ban hành, chưa sát thực tiễn, thiếu nguồn lực thực hiện… Do vậy, trong giai đoạn mới, cần có những giải pháp đột phá nhằm tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển nhanh và bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. </p> <p style="text-align:justify">Nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 19 đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia,… Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại… Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao,... Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc,...</p> <p style="text-align:justify">Nghị quyết 19 cũng đã nêu rõ 5 quan điểm, trong đó nhấn mạnh các nội dung: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nguồn lực của đất nước phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn,... Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế; phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước,... Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng,…</p> <p style="text-align:justify">Với các mục tiêu, quan điểm đã xác định, Nghị quyết 19 đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đó là: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn.</p> <p style="text-align:justify">Để hiện thực hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết 19, thiết nghĩ cần quán triệt và nhận thức sâu sắc những vấn đề cốt lõi sau đây:</p> <p style="text-align:justify">Tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh quan điểm đúng đắn của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vị trí, vai trò chiến lược rất quan trọng đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường... Đồng thời, trong bối cảnh mới, cần nhận thức rõ hơn mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó nông dân là chủ thể, là trung tâm; nông nghiệp là động lực; nông thôn là nền tảng của phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. </p> <p style="text-align:justify">Chính vì nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nên phải chú trọng nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn. Mục tiêu cao nhất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn là nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Đây là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng hàng đầu, có tính quyết định đến sự thành công trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.</p> <p style="text-align:justify">Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 là “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”. Điều này đòi hỏi phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phải xem phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thành tố cơ bản của việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của đất nước hiện nay. </p> <p style="text-align:justify">Đổi mới, hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là khâu đột phá để huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội, nhất là vai trò chủ thể của cư dân nông thôn nhằm thực hiện thắng lợi mô hình “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật đất đai nhằm bảo đảm quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả đất nông nghiệp; thúc đẩy tích tụ, tập trung, sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất lúa; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,...</p> <p style="text-align:justify">Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, do đó nguồn lực của đất nước phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm phát triển hài hoà giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian sắp tới.</p> <p style="text-align:justify">Nghị quyết 19 thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng ta về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kỳ vọng sẽ tạo ra những bước phát triển đột phá mới trong thời gian tới. Để Nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, đỏi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần sớm đề ra kế hoạch, chương trình, đề án, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả. Với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn xã hội, chắc chắn nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta sẽ đạt được mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>