My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Phụ nữ xã Bảo Thuận (Di Linh) đã dày công gìn giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống: cồng chiêng, múa xoang, đan lát từ cói mây tre, ẩm thực, dệt thổ cẩm... Từ đó, góp phần giúp những nét đẹp truyền thống được lưu truyền.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Phụ nữ xã Bảo Thuận (Di Linh) đã dày công gìn giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống: cồng chiêng, múa xoang, đan lát từ cói mây tre, ẩm thực, dệt thổ cẩm... Từ đó, góp phần giúp những nét đẹp truyền thống được lưu truyền.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220907145941images2478481_t5_01_hinh_1_05.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Những đôi bàn tay phụ nữ trước nay vẫn thường khéo léo dệt vải, ủ rượu, cắt lúa... nay bỗng trở nên khỏe khoắn theo nhịp cồng chiêng</p> <p style="text-align:justify">Mỗi khi có thời gian rảnh, các thành viên Đội Cồng chiêng nữ thôn K’Nệt, xã Bảo Thuận lại tập trung tập luyện tại nhà văn hóa xã. Tuy nhiều thế hệ, nhiều hoàn cảnh, công việc nhưng các thành viên đều có cùng chung một sở thích, say mê diễn tấu cồng chiêng và ca múa các làn điệu dân ca của dân tộc K’Ho. Các thành viên tập luyện rất hăng say, mỗi khi có dịp diễn tấu là chị em í ới gọi nhau cùng nhau tập luyện. </p> <p style="text-align:justify">Chị Ka Dảo, Đội trưởng Đội Cồng chiêng nữ thôn K’Nệt nhớ lại kỷ niệm, vào một lần có đoàn du khách tới tham quan cảnh hồ Ka La, họ có nhã ý muốn nghe cồng chiêng, vì vậy chị em đã gọi nhau tập luyện điệu “Mừng bạn mới” để buổi chiều biểu diễn. Đội đã tạo ấn tượng bởi lối chơi chiêng mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần uyển chuyển, nhịp nhàng. Sự xuất hiện của đội cồng chiêng nữ đã đem đến bất ngờ lớn cho hết thảy mọi người, dần xua đi quan niệm từ lâu đã in đậm trong tâm trí đồng bào K’Ho về hình ảnh chỉ có những chàng trai mạnh mẽ mới biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ hội của làng. </p> <p style="text-align:justify">Kể về những ngày đầu thành lập, chị Ka Dảo nhớ lại: “Bước đầu tập luyện còn rất nhiều khó khăn. Thế nhưng với tình yêu và trách nhiệm với văn hóa dân tộc mình, chúng tôi đã cùng nhau nỗ lực mang lại sức sống mới cho không gian văn hóa cồng chiêng, góp phần phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Mình rất tự hào, vinh dự được nằm trong đội múa cồng chiêng của thôn, của xã. Chị em sẽ cố gắng tập luyện hơn nữa để phục vụ du khách gần xa, nhằm có thêm thu nhập, đồng thời, gìn giữ giá trị văn hoá của đồng bào”. </p> <p style="text-align:justify">Sức hấp dẫn của đội chiêng nữ đầu tiên ở Bảo Thuận đã lan tỏa khắp vùng. Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã đã thành lập 5 đội cồng chiêng nữ với 60 thành viên. Những đôi bàn tay phụ nữ trước nay vẫn thường khéo léo dệt vải, ủ rượu, cắt lúa... nay bỗng trở nên khỏe khoắn theo nhịp cồng chiêng. </p> <p style="text-align:justify"> Không chỉ có cồng chiêng, múa xoang và những làn điệu dân ca bản địa, nền văn hóa đặc sắc của người K’Ho còn có nghề đan lát truyền thống. Với đồng bào dân tộc thiểu số, gùi, nong, nia, rổ... là những vật dụng quen thuộc gắn bó mật thiết trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Để gìn giữ nghề truyền thống này, Hội LHPN xã Bảo Thuận đã tuyên truyền, vận động đến các chị em trong xã, nhất là các chị lớn tuổi duy trì nghề, vừa để có thêm thu nhập, vừa gìn giữ được nét văn hóa của dân tộc mình. Ở tuổi gần 70, Bà M’Liếp, thôn Ta Ly, xã Bảo Thuận vẫn thường xuyên đan những chiếc gùi, chiếc nong, nia, rổ truyền thống của đồng bào K’Ho từ vật liệu lồ ô, tre nứa. Theo bà, để hoàn thành một chiếc gùi, một chiếc nong vừa đẹp vừa bền, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ việc chọn cây, chuốt nan đến kỹ thuật đan. Người đan phải vô rừng chọn những cây lồ ô loại không già, không non, có đốt dài về đan. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà kích thước mỗi chiếc gùi, chiếc nong, chiếc rổ... sẽ được đan to hay nhỏ. Bà M’Liếp chia sẻ “Nghề này của ông bà truyền dạy cho cha mẹ, cha mẹ già yếu lại truyền dạy cho mình, đây là nghề truyền thống cần được gìn giữ. Mình truyền dạy cho con gái trong nhà để nó biết làm sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình, đồng thời bán có thêm thu nhập. Cứ 2 ngày sẽ đan được một cái rổ, nong, nia, mỗi cái bán giá từ 250.000-300.000 đồng, đây cũng là nguồn thu nhập để chi tiêu hằng ngày khi đợi mùa vụ cà phê tới”. </p> <p style="text-align:justify">Việc duy trì và sinh hoạt thường xuyên của các đội cồng chiêng, nghề đan lát, dệt thổ cẩm... đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền lại cho thế hệ sau những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân trong xã.</p> <p style="text-align:justify">Bà Ka Nhộp - Chủ tịch Hội LHPN xã Bảo Thuận cho biết, trong thời gian qua, được sự hướng dẫn của Hội LHPN huyện, phụ nữ xã Bảo Thuận đã thực hiện tốt việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của người K’Ho. Tuy chỉ mới thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ K’Ho vun đắp, gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống nhưng hoạt động của các chị rất sôi nổi, trong đó thành lập được nhiều đội cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm... của xã. Câu lạc bộ thu hút khá đông các chị em phụ nữ từ những người lớn tuổi đến những bạn trẻ 18-20 tuổi. </p> <p style="text-align:justify">Các chị trong CLB rất đam mê và yêu thích văn hoá của chính dân tộc mình, mỗi khi thôn, xã có chương trình, hoặc phong trào gì liên quan tới văn hoá, văn nghệ, chỉ cần gọi là các chị tham gia ngay. Đây là món ăn tinh thần, là nét văn hóa để hội viên phụ nữ được giao lưu, học hỏi kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, duy trì và phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. </p> <p style="text-align:justify">Bà Ka Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Di Linh cho biết, hoạt động gìn giữ nét đẹp truyền thống của phụ nữ xã Bảo Thuận được Hội LHPN huyện đánh giá rất cao. Xã có điều kiện để phát triển du lịch bởi có điểm tham quan hồ Ka La, núi Brad Yang, khách du lịch tới đây rất thích văn hoá bản địa, đây là điều kiện lý tưởng để văn hoá được gìn giữ, phát huy. </p> <p style="text-align:justify">Trong tương lai, định hướng của huyện là sẽ đưa văn hoá bản địa thành sản phẩm du lịch để phục vụ du khách. Chính vì vậy, Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin tạo những hoạt động bề nổi, cũng như cho chị em hội viên, phụ nữ được giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong phát triển du lịch, từ đó giúp các chị em có thêm thu nhập, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc K’Ho.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>