My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Trang trại Dalatmilk (Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt) là trang trại bò sữa có tiếng của Lâm Đồng trên địa bàn xã Tu Tra, huyện Đơn Dương - vùng đất truyền thống nuôi bò sữa của xứ núi. Rộng 500 ha, đây là vùng trồng cỏ, ngô và nhiều cây trồng khác làm thức ăn cho 2.000 con bò sữa.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Trang trại Dalatmilk (Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt) là trang trại bò sữa có tiếng của Lâm Đồng trên địa bàn xã Tu Tra, huyện Đơn Dương - vùng đất truyền thống nuôi bò sữa của xứ núi. Rộng 500 ha, đây là vùng trồng cỏ, ngô và nhiều cây trồng khác làm thức ăn cho 2.000 con bò sữa. Và, Dalatmilk đang tiên phong canh tác cây trồng hữu cơ, mang lại nguồn sữa mát lành cho người tiêu dùng.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220907152250images2478487_T3b_dong_co_dalat_milk.jpg" /></p> <p style="text-align:justify"><em>Thu hoạch cỏ trên cánh đồng Dalatmilk</em></p> <p style="text-align:justify">Ông Phan Tất Tương, cán bộ của Dalatmilk chia sẻ, 2.000 con bò sữa đòi hỏi một lượng lớn thức ăn hàng ngày, trong đó có thức ăn thô, chất xanh từ cỏ, bắp và một số cây trồng khác. Vì vậy, doanh nghiệp trồng 313 ha cây xanh, cả bắp, cả cỏ. Riêng bắp đạt diện tích 236 ha, chủ yếu là giống bắp Vino 688, NK7328, chuyên cho bò ăn cả cây. Nhằm hướng tới một nguồn sữa sạch, Dalatmilk đã chuyển sang canh tác bắp, cỏ sạch, loại bỏ hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân hóa học khỏi đồng ruộng.</p> <p style="text-align:justify">Thói quen canh tác có sử dụng một phần phân hóa học, thuốc BVTV đã có từ nhiều năm tại Trang trại Dalatmilk. Nhưng sau khi trở thành thành viên của Tập đoàn TH, một doanh nghiệp theo đuổi giá trị cốt lõi, coi trọng sản xuất gắn với trách nhiệm cộng đồng, thì Dalatmilk theo đuổi phương thức canh tác sạch, không hóa chất - ông Phạm Tuấn Hiệp - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt chia sẻ. Ông Hiệp cho biết, Dalatmilk theo đuổi và áp dụng kinh tế tuần hoàn, từ cánh đồng tới giọt sữa. </p> <p style="text-align:justify">Thời điểm ban đầu, khi Dalatmilk quyết định áp dụng quy định không sử dụng thuốc BVTV và chuyển đổi từ phân bón hóa học thay bằng phân bón hữu cơ từ chất thải của bò sữa, nhiều nhân viên công ty và cả nông dân cho rằng, nếu như không sử dụng thuốc BVTV, thì cỏ dại, sâu bệnh sẽ phá hoại, năng suất rất thấp. Nhưng Dalatmilk vẫn quyết định thay đổi hoàn toàn phương thức canh tác. </p> <p style="text-align:justify">Lượng chất thải từ bò thải ra hàng ngày rất lớn, 1.200 tấn/ngày, Dalatmilk sử dụng hoàn toàn cho diện tích trồng trọt. Sau quy trình ủ nghiêm ngặt, lượng chất thải trở thành loại phân hữu cơ tơi xốp, bón cho bắp và cỏ. Năm đầu tiên, do hệ vi sinh vật trong đất chưa phát triển kịp để tiêu hóa được lượng phân hữu cơ, cây trồng phát triển chậm, sâu bệnh nhiều. Đến năm thứ 2, đất mới tạo được độ mùn, xốp, vi sinh vật hoạt động mạnh, cây trồng mới phát triển xanh tốt trở lại. Một ưu điểm khi chuyển sang dùng phân hữu cơ rải khắp bề mặt, đó là tạo thành lớp mùn thảm, hạn chế được sự phát triển cỏ dại, giúp cây trồng chính lớn nhanh hơn và ít có sâu bệnh.</p> <p style="text-align:justify">Dalatmilk hiện liên kết thu mua sữa tươi cho các nông hộ nuôi bò trên địa bàn huyện Đơn Dương với số lượng khoảng 1.000 con. Chuyển đổi hữu cơ thành công trên cánh đồng của doanh nghiệp đã góp phần lan tỏa đến các nông hộ, đặc biệt là tận dụng chất thải từ chăn nuôi để bón vào đồng ruộng, tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất, thiết lập kinh tế tuần hoàn.</p> <p style="text-align:justify">“Đến năm 2018, chúng tôi chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng bón phân hóa học. Qua mấy năm sản xuất, việc chuyển đổi này chứng minh hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất và quan trọng hơn là bảo vệ sức khỏe người lao động, khôi phục môi trường sinh thái tự nhiên”, ông Phạm Tuấn Hiệp nói. Hiện nay, 100% diện tích đất canh tác trên các cánh đồng của Dalatmilk đã không sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV, chỉ sử dụng phân hữu cơ để chăm sóc, tạo độ màu mỡ cho đất, vừa tận dụng chất thải chăn nuôi vừa giúp cây trồng phát triển tốt, vừa giảm được giá thành sản phẩm. Dalatmilk còn xây dựng “hàng rào sinh học” với 3 hàng cây xanh dài khoảng 2,8 km trồng nhiều loại từ cây ăn quả như vú sữa, xoài đến các loại cây bóng mát như thông, bạch đàn, phượng, xà cừ. Cây cối được bảo vệ nghiêm ngặt, phát triển tự nhiên, giúp duy trì đa dạng sinh học.</p> <p style="text-align:justify">Hiện tại, với 236 ha trồng bắp và gần 100 ha cỏ, doanh nghiệp có thể cung ứng chủ động lượng chất xanh cho bò ăn. Giống bắp của doanh nghiệp trồng chuyên phục vụ chăn nuôi, từ khi gieo hạt tới khi thu họach là từ 115 tới 120 ngày. Đây là giai đoạn đông sữa ở hạt bắp non, đạt lượng dinh dưỡng cao nhất cho bò ăn. Hiện dù áp dụng canh tác hữu cơ, không dùng thuốc BVTV cũng như phân hóa học nhưng bắp của Dalatmilk vẫn đạt năng suất 40 - 50 tấn/ha mùa nắng, mùa khô năng suất 30 - 40 tấn/ha, một năm canh tác 3 vụ. Mỗi ngày, trang trại bò của Dalatmilk cho 40 tấn sữa tươi. Sữa bò của doanh nghiệp được đánh giá có chất lượng cao, được sản xuất chủ yếu thành sữa thanh trùng, dòng sản phẩm giữ được nhiều dưỡng chất, bảo quản lạnh và hạn sử dụng nhanh bên cạnh các dòng sản phẩm khác như sữa tiệt trùng, sữa chua…</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>