My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Năm 2022, trước những tác động của giá cả thị trường vật tư đầu vào tăng cao, thị trường xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã chủ động triển khai phù hợp,
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Năm 2022, trước những tác động của giá cả thị trường vật tư đầu vào tăng cao, thị trường xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã chủ động triển khai phù hợp, hiệu quả từng nhóm giải pháp tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đạt những kết quả tích cực so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220909093029images2479087.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Dự kiến đến hết năm 2022, toàn tỉnh Lâm Đồng phát triển 64.900 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao</p> <p style="text-align:justify"><strong>• MỞ RỘNG SẢN XUẤT, CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ CAO</strong></p> <p style="text-align:justify">Ngay từ đầu năm 2022, triển khai chương trình mục tiêu cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã chủ động phối hợp với các địa phương tập trung đổi mới và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ. Trong đó, chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây ngắn ngày phù hợp với dự báo, nhu cầu thị trường từng thời điểm. Đồng thời, duy trì diện tích cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây ăn quả với hình thức trồng xen và chuyển đổi trên diện tích sản xuất kém hiệu quả.</p> <p style="text-align:justify">Ước cả năm 2022, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh gần 394.400 ha, đạt hơn 100,3% so với kế hoạch năm và bằng 101,1% so với năm 2021. Cụ thể gồm: cây hàng năm gần 126.835 ha; cây dài ngày hơn 267.564 ha, lần lượt đạt gần 99,7% và hơn 100,6% kế hoạch, so sánh năm 2021 tăng gần 1,3% và 0,9%. Đặc biệt, toàn tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi 13.707 ha cây trồng mới, qua đó giảm diện tích canh tác có giá trị dưới 50 triệu đồng/ha/năm còn khoảng 45.220 ha. Dự kiến đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 64.900 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó có 26.235 ha rau; 2.225 ha hoa; 4.981 ha chè; 22.321 ha cà phê; 5.045 ha lúa; 3.697 ha cây ăn quả; 142 ha cây dược liệu; 20,5 ha nấm và 233,5 ha cây trồng khác.</p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng chú trọng phát triển chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAHP với 4 cơ sở nuôi cá tầm (140.000 con); 3 trang trại chăn nuôi heo (193.000 con); 2 cơ sở nuôi gia cầm (33.300 con); 26 cơ sở nuôi ong (5.860 đàn); 4 vùng chăn nuôi tập trung 50 tổ hợp tác với 718 hộ, quy mô 67.882 con heo, sản lượng gần 14.340 tấn; chứng nhận Organic khoảng 1.500 con bò sữa tại Trang trại bò sữa Vinamilk Lâm Đồng.</p> <p style="text-align:justify">“Tổng sản phẩm thịt hơi các loại cả năm 2022 ước gần 109 ngàn tấn, đạt 97% so với kế hoạch và tăng gần 1,1% so với cùng kỳ; trứng gia cầm 372.249 ngàn quả, đạt 99% kế hoạch và tăng 1% so cùng kỳ; sữa tươi 114.958 tấn, đạt 98% so kế hoạch và tăng 1,4% so cùng kỳ; mật ong 1.474 tấn, đạt 84% kế hoạch và tăng 1,8% so cùng kỳ...”, theo thống kê của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• TĂNG TRƯỞNG THEO MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH ĐỀ RA</strong></p> <p style="text-align:justify">Cũng trong năm 2022, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng với các mô hình trung tâm sau thu hoạch đã giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch khoảng 8-10%; tỷ lệ rau, quả qua sơ chế, chế biến đạt trên 70%. Theo đó, toàn tỉnh có 123 doanh nghiệp chế biến rau, quả (550.500 tấn nguyên liệu/năm); 933 cơ sở thu gom sơ chế rau, quả (khoảng 1,5 triệu tấn/năm); 26 doanh nghiệp và trên 250 cơ sở nhỏ lẻ với tổng công suất chế biến sơ chế, chế biến khoảng 320.000 tấn cà phê nhân/năm (chiếm 90% tổng sản lượng), trong đó có 13 đơn vị xuất khẩu trực tiếp; 172 doanh nghiệp, cơ sở chế biến cà phê rang xay, cà phê bột chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm với tổng sản lượng khoảng 10.280 tấn/năm; 161 công ty chế biến chè (39.410 tấn/năm), 65 cơ sở chế biến chè (10.000 tấn/năm); 90 cơ sở chế biến trái cây các loại (44 doanh nghiệp và 46 cơ sở nhỏ lẻ) với sản lượng trên 11.500 tấn thành phẩm/năm, chủ yếu nước cốt chanh dây, các loại nước cốt trái cây, trái cây sấy, mứt, rượu…</p> <p style="text-align:justify">Dự kiến đến hết năm 2022, toàn tỉnh Lâm Đồng tăng lên 202 chuỗi liên kết với sự tham gia của 167 doanh nghiệp, 88 hợp tác xã và gần 20.100 hộ; tổng diện tích trồng trọt 31.200 ha, sản lượng 467.000 tấn; tổng đàn vật nuôi 1.007.000 con, sản lượng 155.000 tấn. </p> <p style="text-align:justify">Kết quả tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, đã góp phần đạt gần 11.691,5 tỷ đồng GRDP toàn ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 4,1% (+460,6 tỷ đồng), trong đó lĩnh vực nông nghiệp tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 1,5%; thủy sản tăng 2,6%. “Nếu những tháng cuối năm 2022, tình hình kinh tế thế giới bình ổn trở lại, sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn thì khả năng ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đạt mức tăng trưởng GRDP từ 4,9 - 5,3% theo mục tiêu, kế hoạch đề ra …”, nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>