My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Xu thế của hoạt động thương mại giai đoạn hiện đại là người tiêu dùng giảm bớt mua hàng hóa thông qua các mô hình truyền thống như chợ, trung tâm thương mại.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Xu thế của hoạt động thương mại giai đoạn hiện đại là người tiêu dùng giảm bớt mua hàng hóa thông qua các mô hình truyền thống như chợ, trung tâm thương mại. Dịch bệnh càng khiến người tiêu dùng hình thành thói quen mua hàng hóa thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT), với những thao tác nhấp chuột, vuốt tay vào màn hình. Làm sao để người nông dân không chậm nhịp với xu thế của thị trường, hòa nhập với nhịp điệu cung ứng hàng hóa đang là nhiệm vụ mà Lâm Đồng đặt ra.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20221024095856images2489352.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">nh Đỗ Ngọc Nghĩa - một nông dân còn rất trẻ ở thôn Trường Xuân 1, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt cho biết, nhà anh có 4 ha hồng ăn trái. Tới mùa, gia đình thu hoạch hồng chủ yếu để sản xuất hồng treo gió, hồng sấy dẻo. Anh cũng bắt đầu ứng dụng việc bán hàng thông qua các sàn TMĐT. Mới đây, xã đã hướng dẫn gia đình học và lập tài khoản, đưa sản phẩm lên sàn thương mại Postmart.vn. Anh Nghĩa đánh giá: “Nói chung bây giờ sản phẩm của nông dân muốn bán giá cao hơn thì cách cung cấp trực tiếp cho người mua qua các trang mạng là hiệu quả vì quảng bá rộng, tốn ít chi phí. Điều chúng tôi cần là có sự hướng dẫn một cách cụ thể, từng bước một để nông dân đăng kí tài khoản cũng như thực hiện việc mua - bán cho đúng”. </p> <p style="text-align:justify">Chuyện của gia đình anh Đỗ Ngọc Nghĩa cũng là chuyện của nhiều nông dân Lâm Đồng. Khi có sản phẩm, nhiều nông hộ không còn quá phụ thuộc vào bán vạt, bán xô cho thương lái mà chọn cách bán hàng trên mạng, trên các sàn thương mại để tăng giá trị sản phẩm. Ông Đinh Văn Sang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà cũng cho biết, tại địa phương, nhiều nông hộ trồng cà phê đã chủ động rang - xay và cung cấp cà phê thông qua các sàn TMĐT. Ông cho biết, bán qua các trang mạng, các sàn TMĐT thì giá khá tốt, lại được trả tiền ngay, không sợ nợ nần. Tuy nhiên, ông cũng đánh giá nông dân còn khó khăn khi tham gia cung cấp hàng trên các sàn TMĐT: “Nông dân còn băn khoăn vì nhiều vấn đề, ví dụ như không phải nông dân nào cũng rành công nghệ để bán hàng qua mạng. Thêm vào đó, hàng cung cấp trên mạng đòi hỏi phải là hàng có thể để lâu được, không sợ hư trong thời gian ngắn. Chỉ các loại nông sản như cà phê, mắc ca, hạt đậu các loại là phù hợp để cung cấp trên các sàn TMĐT. Đây cũng là điều khó để nông dân tiếp cận với việc bán hàng thông qua sàn”. </p> <table align="center" style="width:400px"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><strong><em>Trên 83 ngàn nông hộ lên sàn PostMart.vn</em></strong></p> <p style="text-align:justify"><em>Ông Lương Văn Dũng - Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã có 83.707 nông hộ Lâm Đồng đăng kí tài khoản trên sàn TMĐT Postmart.vn. Theo đó, hầu hết số nông hộ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng đều đăng kí tài khoản. Sản phẩm được đưa lên sàn TMĐT là 2.412 sản phẩm và đã có 13.118 giao dịch thực tế với giá trị giao dịch 1,9 tỷ đồng. Con số còn nhỏ bé nhưng ông Dũng khẳng định, cả Hội Nông dân và Bưu điện đều sẽ thường xuyên thúc đẩy nông dân tham gia bán hàng trên sàn, đặc biệt là những mặt hàng đặc sản địa phương.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, khách hàng rất ưa chuộng sản phẩm có nguồn gốc Lâm Đồng, chủ yếu là các mặt hàng đặc sản địa phương như trà, cà phê, atisô, rau, củ, quả sấy, mứt các loại. Riêng trên sàn Shoppee, với doanh số bán trong năm qua của mặt hàng “thực phẩm và đồ uống” đạt trên 30 tỷ đồng, các sản phẩm được bán ra từ chính các gian hàng là các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Điều này chứng tỏ nhu cầu của thị trường với nông sản Lâm Đồng là rất lớn. </p> <p style="text-align:justify">Bà Nguyễn Thị Tường Vi - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng chia sẻ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn TMĐT với mục tiêu tổng quát “nâng tầm giá trị nông sản Việt qua nền tảng thương mại số”. Hội cũng thực hiện nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ hội viên, nông dân cung ứng hàng hóa trên các sàn TMĐT. Đặc biệt, kí kết liên tịch giữa Hội Nông dân và Bưu điện nhằm đưa nông sản lên sàn TMĐT Postmart.vn đang triển khai liên tục với hàng chục khóa tập huấn, huấn luyện cộng tác viên, nông hộ và bước đầu đã có kết quả. Tuy nhiên, bà Vi cũng thừa nhận, việc hỗ trợ nông dân thay đổi thói quen bán hàng, tiếp cận công nghệ thông tin, chuyển đổi hướng cung cấp hàng hóa không phải là chuyện sớm chiều mà cần sự cố gắng của rất nhiều bên, trong đó người nông dân cần tích cực tham gia vào chuyển đổi số. </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>