My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa ký quyết định về việc thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (TMĐT). Mạng lưới được hình thành với sự tham gia của các trường đại học có đào tạo về TMĐT trên cả nước.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa ký quyết định về việc thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (TMĐT). Mạng lưới được hình thành với sự tham gia của các trường đại học có đào tạo về TMĐT trên cả nước. Lần đầu tiên, một mạng lưới các cơ sở đào tạo TMĐT chính thức ra đời ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu “khát” nhân lực của TMĐT và kinh doanh số Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ và sẽ tiếp tục cất cánh trong thời gian tới.</p> <p style="text-align:justify">Theo đại diện VECOM, nguồn nhân lực cho TMĐT hiện nay đang và sẽ thiếu hụt trầm trọng. Hàng năm, Hiệp hội phối hợp xây dựng Chương trình Phát triển TMĐT bền vững giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, điều mong mỏi nhất chính là làm thế nào để cung cấp nguồn nhân lực TMĐT chuyên nghiệp đáp ứng cho nhu cầu phát triển.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20221107113212images2492268_Infographic_TM_T.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Theo Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2022 của VECOM, tới nay đã có 36 trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và khoảng 60 trường đào tạo học phần TMĐT. Nhiều sinh viên ngành này đã có việc làm từ những năm cuối và trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp, hầu hết đã có việc làm với thu nhập khá. Nhu cầu tuyển sinh ngành TMĐT và các ngành liên quan như logistics, tiếp thị số tăng nhanh.</p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, hoạt động đào tạo TMĐT tại các trường đại học còn gặp nhiều trở ngại, bao gồm những trở ngại về giảng viên, học liệu, chương trình đào tạo, hợp tác giữa các trường, gắn đào tạo với thực tiễn...</p> <p style="text-align:justify">Lâm Đồng cũng đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận kiến thức về TMĐT. Thông qua những chương trình như Bệ phóng Tây Nguyên, các đợt tập huấn, Lâm Đồng đã và đang tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh cá nhân tìm hiểu, nắm bắt thông tin, lập tài khoản trên các sàn TMĐT để giới thiệu và bán sản phẩm địa phương. Tuy chưa mạnh như các thành phố lớn, Lâm Đồng bắt đầu cho thấy tín hiệu tốt trong phát triển TMĐT.</p> <p style="text-align:justify">Chia sẻ về thực tế này, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, quy mô TMĐT Việt Nam thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, đặt ra những nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực để lĩnh vực này tiếp tục cất cánh trong thời gian tới.</p> <p style="text-align:justify">Trước đại dịch COVID-19, TMĐT ở Việt Nam luôn có tốc độ phát triển từ 25 - 30%/năm. Mặc dù một số ngành kinh tế khác trong dịch COVID-19 có tốc độ tăng trưởng âm nhưng TMĐT vẫn có những bước tăng trưởng với 18% năm 2020 và 16% năm 2021.</p> <p style="text-align:justify">Theo đánh giá của nhiều tập đoàn TMĐT lớn, mặc dù quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam đứng sau Indonesia nhưng sức bật, mặt bằng nhân lực ở Việt Nam vượt Indonesia, ngang bằng Thái Lan, và sau Singapore. Việc đào tạo được một người ứng dụng TMĐT bán hàng trực tuyến ở Indonesia mất thời gian gấp đôi ở Việt Nam. Nguồn nhân lực tham gia TMĐT ở Việt Nam khá trẻ và có khả năng hấp thụ công nghệ mới nhanh nhạy, có thể khởi nghiệp trên môi trường số… Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho các hoạt động đào tạo nhân lực TMĐT ở Việt Nam,.</p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp TMĐT hiện nay được đào tạo chính quy. Như vậy có tới 70% nhân sự TMĐT ở những đơn vị này được tuyển dụng từ những chuyên ngành đào tạo khác như thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin… Điều này cũng đồng nghĩa dư địa cho các cơ sở đào tạo nhân lực TMĐT là rất lớn.</p> <p style="text-align:justify">Phát triển nguồn nhân lực luôn là một trụ cột lớn của kế hoạch phát triển TMĐT ở Việt Nam. Đây cũng là 1 trong 7 nhóm giải pháp lớn nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT trong Kế hoạch tổng thể Phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2016- 2020 ở Việt Nam. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới việc đào tạo chính quy có sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…</p> <p style="text-align:justify">Nguồn nhân lực là một trong 5 nhóm chỉ tiêu đo lường, định vị thị trường trong kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 5 năm 2021-2025. Kế hoạch tổng thể Phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu tới năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đào tạo TMĐT.</p> <p style="text-align:justify">Tới nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã tích cực triển khai hoạt động này. Với tốc độ mở ngành, chuyên ngành của các trường như hiện nay, các chuyên gia kỳ vọng, đến năm 2025 Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đặt ra trong kế hoạch tổng thể.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>