My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Ngày 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị và xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Phát triển xanh - Hài hòa - Bền vững”.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Ngày 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị và xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Phát triển xanh - Hài hòa - Bền vững”.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="Zalo" src="https://zalo-article-photo.zadn.vn/a90365457e0f9751ce1e#254255975" /></p> <p style="text-align:justify"><em>Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị</em></p> <p style="text-align:justify"><strong>Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Lâm Đồng điện tử xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu này:</strong></p> <p style="text-align:justify"><em>Thưa các đồng chí Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương!</em></p> <p style="text-align:justify"><em>Thưa đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và nước ngoài!</em></p> <p style="text-align:justify"><em>Thưa quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí!</em></p> <p style="text-align:justify">- Hôm nay, chúng ta vui mừng có mặt tại “Thành phố ngàn hoa” Đà Lạt tham dự Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề “Phát triển xanh - Hài hòa - Bền vững”.</p> <p style="text-align:justify">- Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt chào mừng và xin gửi tới quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp nhất.</p> <p style="text-align:justify">- Tôi ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực của Bộ KHĐT, các bộ, ngành, các địa phương vùng Tây Nguyên, các đối tác đã phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị quan trọng này. Tôi đánh giá cao sự tham dự đông đủ của đại diện các đối tác phát triển, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trong, ngoài nước và cơ quan báo chí cùng toàn thể quý vị tại Hội nghị hôm nay.</p> <p style="text-align:justify">- Hội nghị hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên; trong đó tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Triển lãm, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người và giới thiệu nông sản của Vùng; (2) Công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị; (3) Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.</p> <p style="text-align:justify">- Tại Hội nghị hôm nay, với tinh thần làm việc khẩn trương, hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, cởi mở, chúng ta đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Các báo cáo được trình bày ngắn gọn, rõ ràng. Nhiều ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết và đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp phù hợp, sát thực tiễn và khả thi; qua đó thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận cao để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững vùng Tây Nguyên, góp phần đưa Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị vào thực tiễn đời sống, xã hội.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="Zalo" src="https://zalo-article-photo.zadn.vn/0551c717dc5d35036c4c#254255977" /></p> <p style="text-align:center"><em>Quang cảnh Hội nghị</em></p> <p style="text-align:justify">- Hội nghị thống nhất cao báo cáo của Bộ KHĐT, ý kiến của các địa phương, bộ, ngành và quý vị đại biểu. Sau đây, tôi không nêu lại toàn bộ các vấn đề mà nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm:</p> <p style="text-align:justify"><strong>I. VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA VÙNG</strong></p> <p style="text-align:justify">Trước hết, chúng ta khẳng định: Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, là vùng“phên dậu phía Tây của Tổ quốc”; nằm ở ngã ba biên giới VN - Lào - Campuchia, tiếp giáp các vùng Duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ; có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.</p> <p style="text-align:justify">- Là khu vực đất rộng người thưa, gồm 5 tỉnh; dân số gần 6 triệu người (6,1% dân số cả nước); có 54/54 dân tộc cùng sinh sống; với diện tích tự nhiên hơn 54,5 nghìn km2 (chiếm 16,5% cả nước).</p> <p style="text-align:justify">- Hệ thống giao thông liên vùng tương đối phát triển, nối liền với duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ và thông thương với Lào, Campuchia và có hệ thống cảng hàng không khá đầy đủ (Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột…).</p> <p style="text-align:justify">- Điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản: đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, rau, hoa...; tài nguyên rừng phong phú, đa dạng sinh học cao .</p> <p style="text-align:justify">- Tài nguyên thiên nhiên phong phú: đầu nguồn của 4 con sông chính, thuận lợi cho phát triển thủy điện; tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ; có 90% trữ lượng Bauxit cả nước (10 tỉ tấn).</p> <p style="text-align:justify">- Tiềm năng du lịch độc đáo và hấp dẫn: cảnh quan thiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng; văn hóa dân tộc bản địa đặc sắc, đa dạng với nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời, kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể quý giá.</p> <p style="text-align:justify">- Là vùng đất lịch sử, truyền thống đoàn kết, cách mạng kiên cường; người dân thân thiện, hiền hòa, cần cù, yêu lao động, năng động, sáng tạo, khát khao làm giàu chính đáng.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="Zalo" src="https://zalo-article-photo.zadn.vn/65a8a5eebea457fa0eb5#254255979" /></p> <p style="text-align:center"><em>Các đại biểu tham dự Hội nghị</em></p> <p style="text-align:justify"><strong>II. VỀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN</strong></p> <p style="text-align:justify"><strong>1.</strong> Xác định rõ vai trò quan trọng của vùng Tây Nguyên, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển Vùng.</p> <p style="text-align:justify"><strong>2.</strong> Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết 10, Kết luận 12 nêu trên, tình hình phát triển KTXH của Vùng đạt được một số kết quả nổi bật.</p> <p style="text-align:justify">- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng khá nhanh, bình quân giai đoạn 2002-2020 là 7,98%, cao nhất trong 6 vùng của cả nước. Công nghiệp phát triển mạnh; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân giai đoạn 2022-2020 đạt 12,8%/năm, cao nhất trong 6 vùng.</p> <p style="text-align:justify">- Đã trở thành vùng sản xuất nông sản lớn của cả nước, với các sản phẩm chủ lực có nhu cầu thị trường cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả (cà phê, cao su, chè, dược liệu, hồ tiêu, bơ…).</p> <p style="text-align:justify">- Du lịch được đẩy mạnh, Tây Nguyên đang trở thành vùng du lịch sinh thái - văn hóa có sức hấp dẫn lớn. Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước được chú trọng.</p> <p style="text-align:justify">- An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh. Hệ thống giáo dục, đào tạo, y tế được quan tâm đầu tư. Các CTMTQG được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.</p> <p style="text-align:justify">- Giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy, nhiều di tích văn hóa lịch sử được tu bổ, tôn tạo. Chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt, khơi dậy và nâng cao ý thức đoàn kết, tính tự lực trong việc phát triển sản xuất, giảm nghèo.</p> <p style="text-align:justify">- Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được củng cố vững chắc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm.</p> <p style="text-align:justify">- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng. Phát huy tốt vai trò của Già làng, Người có uy tín; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng.</p> <p style="text-align:justify"><strong>3.</strong> Tuy nhiên, còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức:</p> <p style="text-align:justify">- Phát triển kinh tế chưa ổn định, bền vững; Quy mô GRDP, năng suất lao động thấp nhất trong 6 vùng của cả nước. Cơ cấu nội ngành và giữa các ngành chuyển dịch chậm. Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa được chú trọng đúng mức.</p> <p style="text-align:justify">- Tăng trưởng nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào mở rộng quy mô. Công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tiềm năng. Quy mô khu vực dịch vụ còn khiêm tốn, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao.</p> <p style="text-align:justify">- Các địa phương trong vùng đều chưa tự cân đối được ngân sách. Huy động vốn đầu tư chưa hiệu quả, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.</p> <p style="text-align:justify">- Liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược.</p> <p style="text-align:justify">- Phát triển văn hóa chưa ngang tầm với kinh tế. Nhiều di sản văn hóa dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một. Chất lượng giáo dục, đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu. Bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước còn bất cập.</p> <p style="text-align:justify">- Số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp (xếp thứ 5/6 vùng).</p> <p style="text-align:justify">- Tình hình an ninh, trật tự còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác đàm phán, phân giới cắm mốc biên giới chưa hoàn thành.</p> <p style="text-align:justify"><strong>4.</strong> Với những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức nêu trên, trên cơ sở tổng kết, đánh giá Nghị quyết số 10, Kết luận số 12, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23 ngày 06/10/2022 về phương hướng phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Nghị quyết rất quan trọng, cần thiết và cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="Zalo" src="https://zalo-article-photo.zadn.vn/204be60dfd4714194d56#254255981" /></p> <p style="text-align:center"><em>Các đại biểu tham dự Hội nghị</em></p> <p style="text-align:justify">- Ngay sau đó, Chính phủ đã có Nghị quyết số 152/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị với nhiều tiêu chí cụ thể và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như đã được đồng chí Bộ trưởng Bộ KHĐT công bố tại Hội nghị. Sau đây, tôi nhấn mạnh một số nội dung chính:</p> <p style="text-align:justify"><strong>III. VỀ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP</strong></p> <p style="text-align:justify"><strong>1. Quan điểm chỉ đạo:</strong> (1) Quán triệt và thực hiện nghiêm túc 5 quan điểm phát triển vùng Tây Nguyên theo Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị. (2) Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Triển khai công việc có trọng tâm, trọng điểm. (3) Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là con người, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. (4) Thống nhất nhận thức và hành động; phát huy mạnh mẽ dân chủ, trí tuệ tập thể. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực thi, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. (5) Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ; hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.</p> <p style="text-align:justify"><strong>2. Về mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu:</strong></p> <p style="text-align:justify">Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu phát triển vùng Tây nguyên đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045. Trên cơ sở đó, Chương trình hành động của Chính phủ đề ra một số chỉ tiêu cụ thể: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 - 7,5%; Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD. (2) Tỉ lệ đô thị hoá đạt khoảng 37,2 - 40,7%; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%. (3) Tốc độ tăng NSLĐ xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%. (4) Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 30%; (5) Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,0 - 1,5%/năm. Tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 47%...</p> <p style="text-align:justify">* Như vậy, một số chỉ tiêu đề ra là khá cao, thậm chí cao hơn bình quân cả nước. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, việc đạt được mục tiêu này là thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội vươn lên, “biến nguy thành cơ” để phát triển bứt phá, phát huy tiềm năng, thế mạnh và vai trò, vị trí quan trọng của Vùng với cả nước.</p> <p style="text-align:justify">- Để hiện thực hóa những mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, chúng ta cần có cách tiếp cận tổng thể; triển khai với những biện pháp, giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu lực, hiệu quả với tinh thần “Cả nước vì Tây Nguyên; Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước” như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.</p> <p style="text-align:justify"><strong>3. Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu</strong></p> <p style="text-align:justify">(1) Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình, Kế hoạch hành động của mình. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức.</p> <p style="text-align:justify">(2) Tập trung phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững</p> <p style="text-align:justify">- Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng. Lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.</p> <p style="text-align:justify">- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, du lịch, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.</p> <p style="text-align:justify">- Phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai; đảm bảo quỹ đất sản xuất cho người dân, trong đó có đồng bào di dân tự do. Xử lý hiệu quả đất nông lâm trường và xử lý kịp thời những bất cập hiện nay.</p> <p style="text-align:justify">- Bảo vệ bằng được đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng.</p> <p style="text-align:justify">(3) Về phát triển văn hoá - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân</p> <p style="text-align:justify">- Nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân; hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.</p> <p style="text-align:justify">- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống tốt đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu các dân tộc Tây Nguyên.</p> <p style="text-align:justify">- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.</p> <p style="text-align:justify">- Tăng dần mức sống tối thiểu và bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; gắn giảm nghèo với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển các mô hình sinh kế mới, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm.</p> <p style="text-align:justify">(4) Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc</p> <p style="text-align:justify">- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Đến năm 2030, phấn đấu nâng cấp, hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng (như các tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương; các cảng hàng không: Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột…).</p> <p style="text-align:justify">- Phát triển du lịch gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường, hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực.</p> <p style="text-align:justify">(5) Tập trung hoàn thiện thể chế, quy hoạch vùng và chính sách liên kết vùng</p> <p style="text-align:justify">- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch Vùng, quy hoạch từng địa phương trong vùng, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững.</p> <p style="text-align:justify">- Có cơ chế, chính sách phù hợp về bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng; phát triển một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn.</p> <p style="text-align:justify">- Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.</p> <p style="text-align:justify">- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi phục vụ doanh nghiệp và người dân.</p> <p style="text-align:justify">(6) Về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.</p> <p style="text-align:justify">- Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.</p> <p style="text-align:justify">- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tập trung có trọng điểm các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo.</p> <p style="text-align:justify">(7) Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị</p> <p style="text-align:justify">- Thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, quy định của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.</p> <p style="text-align:justify">- Thực hiện hiệu quả các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn; hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.</p> <p style="text-align:justify">- Quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Xác định buôn làng là cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng ở Tây Nguyên.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="Zalo" src="https://zalo-article-photo.zadn.vn/931a575c4c16a548fc07#254255983" /></p> <p style="text-align:center"><em>Các đại biểu tham dự Hội nghị</em></p> <p style="text-align:justify"><strong>5. Về đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư</strong></p> <p style="text-align:justify">- Tôi đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác phát triển, các cơ quan trung ương và địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp để thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển KTXH các địa phương và Vùng.</p> <p style="text-align:justify">- Sau đây, tôi nhấn mạnh một số nội dung chính:</p> <p style="text-align:justify">(1) Về quan điểm “hợp tác và phát triển”</p> <p style="text-align:justify">- Việt Nam tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam với tinh thần “bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.</p> <p style="text-align:justify">- Việt Nam cam kết: (1) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô; (2) Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế; (3) Phát triển mạnh các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là về logistics, hành chính; (4) Xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh và cơ chế chính sách ổn định, có tính dự báo cao, thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình.</p> <p style="text-align:justify">- Trong thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án có chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường, nhất là: (i) Thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; (ii) Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên nói riêng tham gia vào chuỗi giá trị; (iii) Thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững.</p> <p style="text-align:justify">(2) Để thực hiện quan điểm trên, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương:</p> <p style="text-align:justify">- Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực”.</p> <p style="text-align:justify">- Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách đột phá để tăng cường thu hút đầu tư (nhất là đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường, bảo vệ nhà đầu tư…).</p> <p style="text-align:justify">- Tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường công khai, minh bạch, đối thoại; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.</p> <p style="text-align:justify">- Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón làn sóng đầu tư mới, nhất là các dự án có tính lan tỏa cao. Tạo hành lang pháp lý đối với các hình thức, phương thức đầu tư mới.</p> <p style="text-align:justify">- Nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số (PAPI, PAR Index, PCI, ICT…).</p> <p style="text-align:justify">(3) Đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối tác phát triển:</p> <p style="text-align:justify">- Đề nghị tiếp tục giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần hợp tác cùng có lợi, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng.</p> <p style="text-align:justify">- Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác.</p> <p style="text-align:justify">- Nghiêm túc tuân thủ luật pháp, điều kiện về phát triển bền vững và các quy định về an ninh - quốc phòng.</p> <p style="text-align:justify">- Thực hiện tốt văn hóa doanh nhân, nói không với tiêu cực; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động và đồng hành với chính quyền các cấp.</p> <p style="text-align:justify"><em>* Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn và đề nghị các doanh nghiệp, đối tác phát triển, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương;, tích cực tham gia thực hiện quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; khai thác, tận dụng cơ hội để phát triển, tham gia sâu vào những ngành kinh tế được xác định là trọng tâm, ưu tiên.</em></p> <p style="text-align:justify"><em>* Đề nghị các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thông tin, quảng bá về vùng đất, con người, văn hóa, lịch sử, tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên, góp phần tích cực thúc đẩy du lịch, thu hút đầu tư cho Vùng.</em></p> <p style="text-align:justify">Sau Hội nghị hôm nay, Bộ KHĐT, các bộ, ngành theo thẩm quyền sớm xử lý, tháo gỡ các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc các đại biểu đã nêu, kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.</p> <p style="text-align:justify"><em>Chúc quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công!</em></p> <p style="text-align:justify"><strong>Theo (baolamdong.vn)</strong></p>
>