My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Du lịch canh nông hay du lịch nông nghiệp đang trở thành xu hướng được nhiều du khách yêu thích, lựa chọn.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Du lịch canh nông hay du lịch nông nghiệp đang trở thành xu hướng được nhiều du khách yêu thích, lựa chọn. Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh lớn và đang phát triển mạnh mẽ mô hình du lịch này. Vì vậy, việc đầu tư cho du lịch canh nông là giải pháp phù hợp nhằm “chắp cánh” cho du lịch địa phương.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width:100%"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220117164515du lich canh nong.jpg" style="height:675px; width:900px" /></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify"><strong><em>Tiềm năng dồi dào, sức hấp dẫn lớn</em></strong></p> <p style="text-align:justify">Khách du lịch tới Đà Lạt những năm gần đây có thể tham quan rất nhiều khu, điểm du lịch canh nông hấp dẫn. Tiêu biểu như: Fresh Garden, Khu du lịch canh nông của Công ty TNHH Đà Lạt rau thủy canh, khu du lịch Suối Hồng, Cánh đồng hoa bất tử; Rừng hoa Đà Lạt…Không chỉ là nơi tham quan, mua sắm, ẩm thực, một số khu lịch còn là trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cho khách hàng cả nước. Anh Trần Duy Thắng, Giám đốc Công ty Thiên Nhân Travel chuyên về lữ hành, có trụ sở tại Đà Lạt, khẳng định: “Nhu cầu trải nghiệm hoạt động nông nghiệp của du khách hiện nay rất cao. Các mô hình du lịch canh nông là hướng đi phù hợp, giúp thị trường có thêm sản phẩm hấp dẫn, đồng thời thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách”.</p> <p style="text-align:justify">Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, du lịch canh nông phát triển mạnh tại địa phương những năm gần đây. Toàn tỉnh hiện có khoảng 25 điểm du lịch canh nông, tiêu biểu như: Công ty TNHH Đà Lạt rau thủy canh, Công ty Cổ phần Long Đỉnh, Đà Lạt Nature's, Nông trại Kiến Huy, Công ty Cổ phần Chè Cầu Đất, Công ty TNHH Vĩnh Tiến... Các mô hình này đang góp phần quảng bá hiệu quả hình ảnh du lịch Đà Lạt, kết nối không gian đô thị và vùng nông nghiệp, mở rộng tầm nhìn về sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá về thu hút đầu tư, là lĩnh vực khởi nghiệp mạnh đối với thế hệ trẻ tại địa phương. Bên cạnh đó, du lịch canh nông cũng là cơ hội để các chủ trang trại, nông dân, doanh nghiệp, du khách hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đặc hữu của Đà Lạt, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.</p> <p style="text-align:justify"><strong><em>Quan tâm đầu tư, phát triển du lịch canh nông</em></strong></p> <p style="text-align:justify">Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng: "Mặc dù đã đạt những kết quả khả quan nhưng so với thế giới, canh nông tại Việt Nam chỉ mới hình thành vài năm trở lại đây, còn tự phát, manh mún, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là du khách quốc tế". Minh chứng cho nhận định trên, anh Huỳnh Văn Dũng, hướng dẫn viên tại Đà Lạt nêu ví dụ: "Ngay tại Đà Lạt, nơi mà du lịch canh nông được xem là phát triển khá mạnh thì đa số trang trại du lịch có quy mô nhỏ, trùng lặp về ý tưởng, sản phẩm. Vì thế, du khách chỉ đến từ một tới hai điểm mà không muốn tới điểm thứ ba. Nhiều điểm du lịch canh nông thiếu hệ thống hạ tầng, không có bãi đỗ xe, không có nơi nghỉ chân cho du khách, có điểm khách chỉ được tham quan, không được trải nghiệm công việc nhà nông. Thậm chí có nơi còn xảy ra tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”, khách vào vườn, trang trại tham quan bị ép mua sản phẩm với giá cao hơn so với giá thị trường”.</p> <p style="text-align:justify">Tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững: Thực trạng và giải pháp” tại TP Đà Lạt, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch khẳng định: Du lịch canh nông là lĩnh vực nhiều triển vọng, đa lợi ích. Du lịch canh nông không những góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động mà còn hạn chế khuynh hướng ly hương, thúc đẩy hội nhập và xuất khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, du lịch canh nông tại Lâm Đồng thời gian qua chưa được quan tâm đầu tư thích đáng và thiếu chuyên nghiệp, nên hiệu quả không cao. Theo đó, thời gian tới, cần có những bước đi sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của các nước trên thế giới hiện nay, như: Giữ môi trường xanh, sạch, an ninh, an toàn, vệ sinh thực phẩm; chú trọng phát triển nền nông nghiệp xanh, hạn chế sử dụng hóa chất, khôi phục sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương; nhân rộng các loại hình trang trại thiên nhiên, trang trại hữu cơ, trang trại chuyên đề, vùng nông nghiệp canh nông... Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa đối với lĩnh vực này thông qua các cơ chế, chính sách, như: Xây dựng chương trình phát triển du lịch canh nông gắn với xây dựng nền nông nghiệp bền vững; xây dựng du lịch canh nông gắn với xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư thích đáng cho kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch canh nông như đường, điện, nước sạch; hoàn chỉnh chính sách tín dụng, chính sách đất đai, thu hút đầu tư, chính sách thuế ưu đãi, ban hành bộ tiêu chí về du lịch canh nông; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu... nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của nền nông nghiệp nước nhà vào ngành “công nghiệp không khói”, góp phần nâng cao chất lượng du lịch và cải thiện đời sống nông dân.</p> <p style="text-align:justify"><strong>TIPC Lâm Đồng</strong></p>
>