My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Lâm Đồng bắt đầu xây dựng Mô hình một HTX đầu mối tập trung sản phẩm của nhiều HTX khác để kết nối khách hàng thông qua hệ thống các kênh phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Lâm Đồng bắt đầu xây dựng Mô hình một HTX đầu mối tập trung sản phẩm của nhiều HTX khác để kết nối khách hàng thông qua hệ thống các kênh phân phối, tiêu thụ trên thị trường. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20221122071829images2496299_T3b.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Khách hàng chọn mua sản phẩm của hơn 15 HTX trong một gói hàng tại hội chợ thương mại Festival Hoa Đà Lạt 2022</em></p> <p style="text-align:justify">Sau hơn 4 năm thành lập và đi vào hoạt động, HTX Dược liệu Như Ý (ở xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) đang ổn định liên kết với 7 hộ sản xuất 15 ha cây dược liệu theo quy trình VietGAP trên địa bàn. Mỗi năm, HTX đã bao tiêu hàng chục tấn sản phẩm dược liệu thu hoạch của hộ liên kết đưa về chế biến với hệ thống dây chuyền thiết bị máy móc tự động theo tiêu chuẩn HACCP, cung cấp các dòng sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng như: cao hà thủ ô mật ong, cao atisô, trà đương quy túi lọc, trà atisô túi lọc, rượu đương quy Như Ý, bột hà thủ ô... xếp hạng OCOP 3 sao, 4 sao. Bên cạnh hệ thống phân phối qua kênh offline (đại lý ủy quyền, nhà thuốc) và kênh online (các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội), HTX Dược liệu Như Ý đã cung ứng đáng kể số lượng sản phẩm cho HTX Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tường Nguyên ở xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà tiêu thụ. </p> <p style="text-align:justify">Tương tự, HTX Laba Banana Đạ K’nàng, huyện Đam Rông trong năm vừa qua tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cả chục ngàn tấn chuối thu hoạch trên 300 ha diện tích sản xuất liên kết với 80 hộ trên địa bàn, trong đó có một phần sản lượng cấp theo nhu cầu khách hàng tại HTX Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tường Nguyên vừa nêu. </p> <p style="text-align:justify">Bà Cao Thị Tân, Giám đốc HTX Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tường Nguyên cho biết: “Đến nay, HTX Laba Banana Đạ K’nàng và HTX Dược liệu Như Ý là 2 trong số hơn 15 HTX trong tỉnh Lâm Đồng cung ứng sản phẩm tập trung một đầu mối tiêu thụ tại HTX chúng tôi”. Theo đó, bước đầu có khoảng hơn 20 dòng sản phẩm nông nghiệp các loại đã qua sơ chế, chế biến gắn nhãn hàng hóa và tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trước khi đưa về HTX Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tường Nguyên đóng thành 30 mẫu gói hàng, mỗi gói hàng có giá thành bán ra từ 600.000 đồng đến 3 triệu đồng. Trong hội chợ thương mại Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022 vừa qua, những gói hàng đa dạng sản phẩm của các HTX trong tỉnh Lâm Đồng đã thu hút nhiều đối tượng khách hàng đến tìm hiểu, chọn mua và yên tâm sử dụng với “bảo chứng” nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng.</p> <p style="text-align:justify">Cũng theo Giám đốc Cao Thị Tân, 30 mẫu gói hàng của các HTX trước khi đưa ra hội chợ thương mại Festival Hoa Đà Lạt 2022, HTX Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tường Nguyên đã trưng bày giới thiệu và bán trực tiếp với khách hàng tại các cửa hàng phân phối ở thôn R’Lơm, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà; số 8, đường Yagout, Phường 5, Đà Lạt; số 17, đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng; chợ đầu mối Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn phân phối qua mạng xã hội và hệ thống kênh thương mại điện tử. Kết quả ước tính trong năm qua, HTX Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tường Nguyên đã làm đầu mối tiêu thụ hơn 1.000 gói hàng tập trung của hơn 15 HTX trong tỉnh Lâm Đồng.</p> <p style="text-align:justify">Đáng nói, HTX Tường Nguyên thành lập năm 2021 với tiền thân là vựa thu mua mỗi ngày khoảng 1 tấn rau, củ, quả của HTX và hộ nông dân các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, TP Đà Lạt. Sau đó đưa vào nhà xưởng diện tích 5.000 m2 sơ chế, chế biến, đóng gói đưa ra thị trường tiêu thụ theo hợp đồng. </p> <p style="text-align:justify">Trên cơ sở tiêu thụ cùng lúc các mặt hàng nông sản của HTX và hộ nông dân liên kết đạt kết quả đáng ghi nhận trong năm qua, HTX Tường Nguyên vừa được Liên minh HTX tỉnh Lâm Đồng chọn xây dựng và phát triển HTX đầu mối kết nối khách hàng, từng bước mở rộng thị trường cạnh tranh trong nước và hướng đến xuất khẩu. Trước mắt, mô hình sẽ đạt mục tiêu liên kết hơn 20 HTX trong tỉnh Lâm Đồng trong năm 2023 tiêu thụ từ 10.000 gói sản phẩm nông sản chế biến trở lên; riêng sản phẩm rau, củ, quả mỗi ngày tiêu thụ với 2,5 tấn tươi và 3 tấn sơ chế. </p> <p style="text-align:justify">“Đây là mô hình HTX làm đầu mối kết nối với khách hàng đầu tiên của Liên minh HTX tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp này đang hết sức cần thiết nhằm góp phần quảng bá, nâng cao uy tín thương hiệu, giá trị sản phẩm và tăng doanh thu của các HTX sản xuất, kinh doanh nông sản trong tỉnh Lâm Đồng...” - bà Đinh Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lâm Đồng nhận định. </p> <p> </p>
>