My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Trời lập xuân, buổi sớm tinh sương với một tuần trà ô long Long Đỉnh trải nghiệm tại Cụm Công nghiệp Phát Chi của TP Đà Lạt, lữ khách gần xa được dẫn lối ngược về hàng ngàn năm trước trong không gian thấm đẫm văn hóa trà thuần Việt.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Trời lập xuân, buổi sớm tinh sương với một tuần trà ô long Long Đỉnh trải nghiệm tại Cụm Công nghiệp Phát Chi của TP Đà Lạt, lữ khách gần xa được dẫn lối ngược về hàng ngàn năm trước trong không gian thấm đẫm văn hóa trà thuần Việt.</strong></p> <p style="text-align:justify">Từ trung tâm TP Đà Lạt di chuyển hơn 25 km theo Quốc lộ 20, lữ khách dừng lại phía bên trái với thông điệp “Tinh sương một tuần trà” được đón chào mỗi ngày, địa chỉ lô 8-10-12, Cụm Công nghiệp Phát Chi, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, tổng diện tích 3 ha. Trong đó hơn 2 ha rừng thông cao vút, tỏa bóng mát quanh năm. Còn lại 1 ha, thương hiệu Trà ô long Long Đỉnh thiết kế các tiểu công viên kết nối, hài hòa giữa những căn nhà mái ngói thâm nâu, thân thiện với môi trường. <br /> Anh Trương Bình Nguyên (40 tuổi), quản lý khu trưng bày không gian văn hóa trà Long Đỉnh làm hướng dẫn viên khá lôi cuốn lữ khách trải nghiệm ngay từ lúc cánh cửa đầu tiên mở ra: “Thời Văn Lang, Hùng Vương sở hữu vùng trà Hồ Động Đình nổi tiếng, người Lạc Việt dùng nồi gốm có chân đế để nấu trà, một thức uống được xem là linh dược…”, Trương Bình Nguyên bắt đầu câu chuyện văn hóa trà Việt Nam từ thuở các vua Hùng dựng nước. Rồi tiếp nối mạch nguồn câu chuyện văn hóa trà qua các triều đại nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc. Trong đó, dấu ấn giai đoạn 1922 - 1927, cây trà đăng quang trở thành một loại “cây vua” trên vùng đất B’Lao, đồng thời mở Sở trà Cầu Đất, Đà Lạt với dây chuyền máy móc chế biến chè đen nhập khẩu từ nước Anh, ngày nay vẫn còn sử dụng. Những năm 90 của thế kỷ 20, ông Hồ Tất Và cùng cộng sự di thực các giống trà ô long từ Đài Loan về vùng Cầu Đất, Đà Lạt trồng thành công và phát triển nhân rộng đạt giá trị kinh tế cao trên nhiều vùng nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Hiện ông Hồ Tất Và là Giám đốc Công ty Cổ phần Long Đỉnh (thương hiệu Trà ô long Long Đỉnh), nhà máy chế biến trong không gian văn hóa trà ở Cụm Công nghiệp Phát Chi, Trạm Hành, TP Đà Lạt và thôn Phúc Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà.<br /> Chậm rãi thưởng lãm trong căn nhà một tầng hàng trăm mét vuông với các hiện vật, bức tranh, mô hình phản ánh đời sống văn hóa trà thuần Việt với hành trình phát triển sản xuất, chế biến các loại trà đặc trưng khác biệt của vùng đất Cầu Đất, Đà Lạt hơn trăm năm qua. Minh họa gồm những dụng cụ chế biến trà thủ công thô sơ đến dây chuyền máy móc bán tự động, tự động và hệ thống máy móc thông minh đang hoạt động chế biến các dòng sản phẩm trà ô long Long Đỉnh tuyệt hảo; quang cảnh thưởng trà, vọng nguyệt của người Việt xưa… Lữ khách cũng rất thú vị khi được chiêm ngưỡng những cây trà cổ thụ các loại di thực từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới về định canh nơi xứ trà Cầu Đất, Đà Lạt. Đó là 2 cây trà bạch mao hơn 100 năm tuổi; 200 cây hồng trà từ 70 - 90 năm tuổi; 100 cây trà ô long từ 15 - 25 năm tuổi. Và cũng vô cùng đặc biệt khi lữ khách ngồi lại trong bộ bàn ghế cổ xưa, giữa căn phòng ấm nồng hương trầm để thưởng thức các dòng trà ô long Long Đỉnh được pha chế từ nghệ thuật khác biệt của nhân viên nơi này. “Mỗi tuần trà là một lần thay nước trong ấm, biểu thị nét văn hóa thưởng thức tao nhã, thanh tĩnh của người Việt. Mỗi tuần nước trong mỗi loại trà ô long Long Đỉnh cho ra hương vị khác biệt, từ vị thơm dịu đến vị hậu ngọt hòa quyện, lữ khách cảm nhận cả sự kết tinh từ hơi đất, làn gió, khí hậu của miền trầm tích xứ trà Cầu Đất độ cao hơn 1.500 m so với mặt nước biển…”, Trương Bình Nguyên thuyết minh. <br /> Bà Trần Phương Uyên - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Long Đỉnh giới thiệu, trong không gian văn hóa trà ở đây được bố trí hàng trăm mét vuông khép kín dây chuyền chế biến trà ô long hiện đại nhất cho lữ khách tham quan, trải nghiệm. Công suất nhà máy hoạt động chế biến từ tháng 1/2023 đạt 2 tấn nguyên liệu trà ô long búp tươi mỗi ngày, tương ứng 500 kg thành phẩm. Bắt đầu mỗi buổi sớm tinh sương, nông dân vùng Cầu Đất thuộc 2 xã Xuân Trường, Trạm Hành của TP Đà Lạt ra vườn hái từng đọt non trên cây trà ô long tuổi từ 15 - 20 năm tập trung đưa về nhà máy liên kết chế biến “xuất khẩu tại chỗ”, trong đó lượng khách hàng tiêu thụ trà qua tham quan, trải nghiệm dự báo chiếm một phần quan trọng trong doanh số bán ra của thương hiệu trà ô long Long Đỉnh. <br /> “Trong năm 2023, Công ty Cổ phần Long Đỉnh chúng tôi mở rộng vùng nguyên liệu trà ô long Cầu Đất liên kết sản xuất từ 10 ha tăng lên 30 ha, đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong không gian “tinh sương một tuần trà” thuộc Cụm Công nghiệp Phát Chi này…”, bà Trần Phương Uyên chia sẻ.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p> <p style="text-align:justify"> </p>
>