My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Sau 1 năm triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Lâm Đồng đạt nhiều kết quả tích cực trong xây dựng, gìn giữ, chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Sau 1 năm triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Lâm Đồng đạt nhiều kết quả tích cực trong xây dựng, gìn giữ, chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc.</strong></p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify">Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đặt ra từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 ở Lâm Đồng luôn được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức sâu rộng, thực chất, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở. Trong đó, quan điểm “Ra sức xây dựng, gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đặc biệt quan tâm chỉ đạo tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. UBND tỉnh cũng ban hành các văn bản như Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các phong trào thi đua yêu nước để cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư. Cùng với đó, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo các thiết chế văn hóa - thể thao - du lịch, cũng như quan tâm bố trí nguồn lực phát triển văn hóa - thể thao - du lịch.</p> <p style="text-align:justify">Số liệu của cơ quan chức năng cho thấy, năm 2021, ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp văn hóa hơn 16,3 tỷ đồng và trên 23,3 tỷ đồng chi cho sự nghiệp thể dục - thể thao; năm 2022, chi cho sự nghiệp văn hóa hơn 18,7 tỷ đồng và trên 32,8 tỷ đồng chi cho sự nghiệp thể dục - thể thao. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn đầu tư 138,2 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh; 38,1 tỷ đồng đầu tư bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Quốc gia đặc biệt khảo cổ Cát Tiên; 15 tỷ đồng thực hiện Dự án Công viên quanh hồ Xuân Hương; 169,2 tỷ đồng đầu tư Công viên Yersin (giai đoạn 3); 2,44 tỷ đồng thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Lâm Đồng; 313,5 tỷ đồng thực hiện Dự án cơ sở hạ tầng Khu thể thao, thuộc khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh; 300,87 tỷ đồng đầu tư một số hạng mục còn lại tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh Lâm Đồng (xây dựng sân vận động Đà Lạt)... </p> <p style="text-align:justify">Tỉnh cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện việc xây dựng môi trường văn hóa. Tính đến thời điểm hiện tại, 12/12 huyện, thành trên địa bàn đã có Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao. Ngoài ra, tỉnh còn có 139 thiết chế văn hóa - thể thao (đạt trên 97%) với quỹ đất xây dựng hơn 53.000 m2 và 1.321 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 96%), gần 1.000 sân tập thể thao đơn giản, 12 thư viện huyện, 28 thư viện xã, trên 500 tủ sách nông thôn, với gần 500.000 đầu sách. Nổi bật như Nhà Văn hóa xã Tân Hà và Nhà Văn hóa thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà), Nhà Văn hóa xã Tân Hội (huyện Đức Trọng), Nhà Văn hóa xã Quảng Lập (huyện Đơn Dương), Nhà Văn hóa xã Lộc An (huyện Bảo Lâm), Nhà Văn hóa xã Trạm Hành (TP Đà Lạt), Nhà Văn hóa xã Đạ Tông (huyện Đam Rông) và Nhà Văn hóa xã Quốc Oai (huyện Đạ Tẻh) đã đạt chuẩn tiêu chí xây dựng nông thôn mới.</p> <p style="text-align:justify">Công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tiếp tục được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện bằng những việc làm cụ thể. Trong những năm qua, Lâm Đồng thường xuyên mở các lớp truyền dạy nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng tại huyện Đơn Dương, Lạc Dương và Lâm Hà; mở các lớp truyền dạy đàn tính - hát then tại huyện Cát Tiên; phục dựng một số lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh như lễ Pơ thi của người Churu và người K’Ho ở huyện Đức Trọng, lễ Nhô wèr của nhóm người K’Ho Srê ở huyện Di Linh, lễ Bok Chu bur của người Churu ở huyện Đức Trọng, nghi thức cúng lúa rẫy của người Mạ ở huyện Bảo Lâm...</p> <p style="text-align:justify">Việc xây dựng con người Việt Nam, con người Đà Lạt - Lâm Đồng cũng luôn được các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống cách mạng; xây dựng con người phát triển toàn diện về năng lực, trí tuệ, nhân cách; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, Lâm Đồng hiện có hơn 500 người trực tiếp phục vụ trong ngành Văn hóa, khoảng 13.000 người đang phục vụ trong ngành Du lịch, bên cạnh 281 hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng đang sinh hoạt tại 11 chi hội chuyên ngành và chi hội địa phương. Nguồn nhân lực văn hóa - văn nghệ - du lịch có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực, trình độ, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.</p> <p style="text-align:justify">Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển của địa phương, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lâm Đồng nghiêm túc chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Sau 1 năm, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ nhận thức đến hành động. Điều này đã phản ánh qua số liệu thống kê: tỷ lệ gia đình văn hóa của tỉnh đạt 90,5%; thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa đạt 95%; 107/111 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (đạt 96,4%) và phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 88%.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>