My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Năm 2023 là năm bản lề, đánh dấu năm thứ hai tỉnh Lâm Đồng thực hiện Chương trình Chuyển đổi số. Ngành Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để kết quả triển khai Chương trình Chuyển đổi số địa phương đi vào thực chất, mang lại giá trị thiết thực cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Năm 2023 là năm bản lề, đánh dấu năm thứ hai tỉnh Lâm Đồng thực hiện Chương trình Chuyển đổi số. Ngành Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để kết quả triển khai Chương trình Chuyển đổi số địa phương đi vào thực chất, mang lại giá trị thiết thực cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp. </strong></p> <p style="text-align:justify"><strong>• NHIỀU KẾT QUẢ NỔI BẬT </strong></p> <p style="text-align:justify">Năm 2022, sau khi Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Nghị quyết về Chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chuyển biến từ nhận thức dẫn đến hành động đã trở nên mạnh mẽ hơn, hầu hết các sở, ngành, địa phương đã ban hành nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch 5 năm và hằng năm về chuyển đổi số; Ban Chỉ đạo chuyển đổi số được thành lập và đi vào hoạt động.</p> <p style="text-align:justify">Việc chuyển đổi các hoạt động quản lý nhà nước từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển từ văn bản giấy sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận; nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực được đưa ra phục vụ kịp thời, hiệu quả người dân, doanh nghiệp. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số. </p> <p style="text-align:justify">Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số tiếp tục được phát triển ở từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu chuyển đổi số, hạ tầng bưu chính, viễn thông được quan tâm đầu tư phát triển nhanh chóng, đảm bảo phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền cũng như nhu cầu của Nhân dân. 100% các sở, ban, ngành, huyện, thành phố đã thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. 100% xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng mạng băng rộng cáp quang, mạng di động 3G, 4G (độ phủ đạt 96% khu dân cư); đã triển khai thí điểm 5 điểm phát sóng 5G. </p> <p style="text-align:justify">Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất sử dụng chung; 100% cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở có hạ tầng đảm bảo công tác quản lý và điều hành qua môi trường mạng; duy trì ổn định hệ thống mạng CAMPUS Trung tâm Hành chính tỉnh hoạt động ổn định. Các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai. Bộ Công an đã tích cực, phối hợp với các bộ, ngành triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư; từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số. </p> <p style="text-align:justify">Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được xây dựng thống nhất, liên thông 4 cấp từ xã lên huyện, tỉnh, Trung ương. Hoàn thành việc kết nối, liên thông Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia. Cung cấp tổng số 1.805 dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, có 719 dịch vụ công trực tuyến một phần (mức 3 cũ) chiếm 39,8%; 497 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (mức 4 cũ) chiếm 27,53%, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính. </p> <p style="text-align:justify">An toàn, an ninh thông tin tiếp tục được quan tâm, các doanh nghiệp Việt Nam dần làm chủ hệ sinh thái an toàn thông tin mạng. Nhân lực cho chuyển đổi số được chú trọng phát triển, đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương cũng đã bước đầu đạt kết quả tích cực, hiện nay, đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng đơn vị cấp xã 142/142 tổ.</p> <p style="text-align:justify">Về phát triển kinh tế số, xã hội số, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP tiếp tục tăng; nhiều doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số. Thuế điện tử, hóa đơn điện tử được phổ cập. Tỉ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 100%. Người dân tích cực sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công quốc gia trong các hoạt động kinh tế, xã hội. </p> <p style="text-align:justify">Ông Huỳnh Minh Hải - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho rằng, dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chuyển đổi số thời gian qua, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, nhiều việc phải làm phía trước, phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế, phát huy tối đa sức mạnh truyền thống văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam, hướng đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.</p> <p style="text-align:justify"><strong>• CHUYỂN ĐỔI SỐ THỰC CHẤT, HIỆU QUẢ</strong></p> <p style="text-align:justify">Với mục tiêu năm 2023 là năm chuyển đổi số đi vào thực chất, người dân được thụ hưởng các thành quả, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp như: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; thu hút nguồn lực công nghệ thông tin (CNTT); tăng cường hợp tác quốc tế...</p> <p style="text-align:justify">UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; thẩm định về chuyên môn đối với các đề án, dự án, nhiệm vụ triển khai kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, CNTT tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật CNTT, viễn thông và công tác an toàn thông tin.</p> <p style="text-align:justify">Triển khai quản trị dữ liệu, xây dựng hạ tầng dữ liệu, xây dựng nền tảng dùng chung, sẵn sàng kết nối, bền vững làm nền tảng cho chuyển đổi số. Triển khai ứng dụng hiệu quả nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau. Khẩn trương triển khai Đề án 06 năm 2023 gắn với bố trí nguồn lực phù hợp, bảo đảm thực chất, tránh hình thức; chủ động tổ chức thực hiện, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ, xử lý những khó khăn, vướng mắc.</p> <p style="text-align:justify">Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho rằng, Chính phủ đã chỉ rõ năm 2023 là năm dữ liệu số Việt Nam và còn là năm chuyển đổi số sẽ mang lại những giá trị vững chắc. Năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số, năm 2021 là năm tổng diễn tập chuyển đổi số, năm 2022 là tổng tiến công về chuyển đổi số, còn năm 2023 sẽ là năm chuyển đổi số đem lại những giá trị thực chất.</p> <p style="text-align:justify">Mục tiêu chuyển đổi số trong năm 2023 tỉnh Lâm Đồng là an toàn, bình đẳng, người dân được tiếp cận chuyển đổi số bao trùm và toàn diện, được hưởng thụ thành quả chuyển đổi số. Đổi mới sáng tạo là do con người, đổi mới sáng tạo phải tập trung vào chuyển đổi số và phải có hạ tầng, con người và kết nối. </p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>