My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Là sứ giả của mùa xuân, tượng trưng cho sự sinh sôi và khởi đầu đầy may mắn, từ lâu, hoa đã trở thành một phần không thể thiếu của các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Là sứ giả của mùa xuân, tượng trưng cho sự sinh sôi và khởi đầu đầy may mắn, từ lâu, hoa đã trở thành một phần không thể thiếu của các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Với người dân Đà Lạt quanh năm gắn bó với nghề trồng hoa và sống giữa bốn bề hương sắc rực rỡ, liệu hoa có còn quan trọng và thú chơi hoa trong ngày Tết của người dân xứ hoa có điều gì đặc biệt?</p> <table align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width:100%"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220120084640hoa hong dalat.jpg" style="height:589px; width:900px" /></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify"><em><strong>Thương màu hoa cũ</strong></em></p> <p style="text-align:justify">Thành phố hoa Đà Lạt không chỉ là trung tâm sản xuất hoa tươi thương phẩm lớn nhất cả nước mà còn là vườn hoa khổng lồ bốn mùa khoe sắc thắm. Sống với bốn mùa rực rỡ hương sắc, liệu hoa có quan trọng và loài hoa nào được người Đà Lạt yêu thích trong dịp Tết Nguyên đán?</p> <p style="text-align:justify">Đi tìm câu trả lời cho nỗi băn khoăn này, chúng tôi tìm tới ông Vũ Nhuần, sinh năm 1961, ngụ tại số 10, đường Vạn Kiếp, phường 7, thành viên gia đình đã có 3 đời trồng hoa ở Đà Lạt. Ông Nhuần cho biết “Người Đà Lạt yêu hoa, gắn bó với nghề trồng hoa nên ngày Tết, hoa là một phần không thể thiếu. Dù hoa Tết Đà Lạt dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, màu sắc, kiểu dáng lại thường xuyên cập nhật các giống hoa mới nhưng nhiều gia đình sống lâu năm ở Đà Lạt vẫn thủy chung với những loài hoa xưa vốn đã được trở nên thân thuộc và được trồng lâu năm tại Đà Lạt như cúc, huệ, lay-ơn, cẩm chướng…”</p> <p style="text-align:justify">Cũng theo ông Vũ Nhuần, tính cách của người Đà Lạt được phản ánh khá rõ trong việc lựa chọn và chơi hoa Tết. Đó là sự tinh tế, hướng nội và có phần hoài niệm. Thay vì chạy theo số lượng hoặc những giống hoa, bon-sai thời thượng đắt tiền, đa số người Đà Lạt chuộng sự giản dị, “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (nghĩa là quý tinh hơn quý nhiều). Một gia đình dù có trồng mấy sào hoa nhưng ngày Tết trong nhà của họ cũng chỉ cặp bình hoa cúc, lay-ơn hoặc lyly trên bàn thờ tổ tiên, giữa nhà là cành đào hoặc 1 chậu hoa lan. Anh Phan Thanh Sang, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt đồng thời cũng là chủ Trang trại hoa lan YSA Orchid Farm chia sẻ: “Vào dịp Tết, mặc dù trang trại của gia đình cung cấp hàng vạn cành hoa lan với hàng chục giống khác nhau cho thị trường nhưng chúng tôi cũng chỉ chọn 1 bình lan nhỏ xinh trưng bày trong nhà. Chúng tôi quan niệm hoa nào cũng đẹp, cũng quý. Ngày Tết không nhất thiết phải chưng thật nhiều hoa mới đẹp. Đôi khi chỉ cần 1 cành hoa, 1 bình hoa nhỏ xinh cũng đủ hương sắc cho mùa xuân”.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>Thủy chung với “má hồng”</strong></em></p> <p style="text-align:justify">Những ngày cận Tết, ngoài những loài hoa được trồng tại địa phương, có tất nhiều loài hoa đẹp từ khắp mọi miền đất nước hội tụ và được bày bán trên đường phố Đà Lạt, nào là hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam, cây quất, cúc vạn thọ, hoa mào gà, hoa giấy…Dù có nhiều sự chọn nhưng một số gia đình tại Đà Lạt vẫn cố tìm mua bằng được 1 cành đào má hồng để chơi Tết.</p> <p style="text-align:justify">Đào má hồng là giống đào được ghép từ đào phai cánh đơn trong nước với cây đào du nhập từ châu Âu. Việc lai tạo này được một số nông dân Đà Lạt thực hiện cách đây đã lâu nhằm tạo ra giống đào mới có sức sống dẻo dai, phù hợp thổ nhưỡng Đà Lạt, chống chịu được các loại sâu bệnh, cho năng suất cao nhằm thu trái để ăn tươi hoặc làm mứt. Tuy nhiên, giống đào này lại cho hoa rất đẹp vào mùa xuân. Thân và cành của đào má hồng mập mạp, dáng cổ kính, nụ và hoa rất nhiều, hoa có kích thước lớn, cánh dày, màu hồng đậm, lâu tàn nên được người dân đặt cho cái tên khá mỹ miều: Đào má hồng-nghĩa là đẹp tựa đôi má hồng của người thiếu nữ.</p> <p style="text-align:justify">Hiện nay, đào má hồng được trồng với số lượng khá hạn chế tại một số xã ngoại thành của Đà Lạt như Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành…Giữa vô vàn sắc hương sắc rực rỡ của mùa xuân thì đào má hồng vẫn là một “nhan sắc” không thể bỏ qua. Việc chọn mua 1 gốc hoặc 1 cành đào má hồng để chơi trong dịp Tết không chỉ là thói quen mà còn là tình yêu, niềm tự hào của người Đà Lạt đối với loài hoa quý của địa phương.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>Bài, ảnh:VŨ ĐÌNH ĐÔNG</strong></em></p>
>