My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Triển khai tái cơ cấu trên nhiều lĩnh vực gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ và xây dựng nông thôn mới, ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương đạt những kết quả quan trọng, làm cơ sở tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện, hiện đại, bền vững trong những năm tới.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Triển khai tái cơ cấu trên nhiều lĩnh vực gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ và xây dựng nông thôn mới, ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương đạt những kết quả quan trọng, làm cơ sở tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện, hiện đại, bền vững trong những năm tới.</strong></p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify"><strong>• NHÂN RỘNG MÔ HÌNH RAU, HOA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO</strong></p> <p style="text-align:justify">Thống kê trong một năm vừa qua, ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương đã chuyển đổi khoảng 140 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại rau, hoa đạt giá trị kinh tế cao hơn. Đến nay, trên địa bàn huyện đạt 11.170 ha sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, chiếm tỷ lệ 95%. Trong đó, bao gồm 2.728 ha nhà kính, nhà lưới; 8.177 ha tưới tự động, nhỏ giọt ngoài nhà kính, nhà lưới; 215 ha điều khiển nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm của đất; 20 ha canh tác không dùng đất; hơn 32 ha chứng nhận hữu cơ. Toàn huyện Đơn Dương duy trì ổn định gần 285 ha diện tích 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau tại xã Lạc Xuân và Lạc Lâm. “Các mô hình rau, hoa ứng dụng công nghệ cao hiệu quả ở huyện Đơn Dương ngày càng nhân rộng. Hiện nay, ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương đang phối hợp với các ngành chuyên môn tiếp tục triển khai thực hiện mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, nhất là ứng dụng hệ thống tưới thông minh, hệ thống điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ tự động….”, đánh giá của UBND huyện Đơn Dương cho biết. </p> <p style="text-align:justify">Đáng kể kết quả cơ cấu trên lĩnh vực chăn nuôi, toàn huyện Đơn Dương phát triển 16.400 con bò sữa (đạt 95%); 14.200 con bò thịt (tăng 14%), 2.395 con trâu (tăng 6%); 9.400 con heo (đạt 91%); 147.800 con gia cầm (đạt 98%). Theo ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương, các hộ chăn nuôi bò sữa trong huyện ngày càng chú trọng đầu tư cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ mới. Tại 2 xã Tu Tra và Đạ Ròn đã duy trì và phát triển ổn định 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về chăn nuôi bò sữa. Riêng triển khai tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên tai, các hồ, đập thủy lợi vận hành an toàn, đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Trong đó, đã phối hợp với Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi kiểm tra, rà soát và xả nước 11 đợt chống hạn cho vùng hạ du. Ngoài ra, huyện Đơn Dương còn tập trung tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp với Đề án “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”; trồng gần 625.000 cây xanh, đạt tỷ lệ 93%; tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng hơn 31.140 ha. </p> <p style="text-align:justify">Gắn với Chương trình xây dựng Nông thôn mới, huyện Đơn Dương duy trì 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Toàn huyện có 124 cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích gần 642 ha. Đồng thời, phát triển 36 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ (31 chuỗi rau, củ, quả, dược liệu và 5 chuỗi chăn nuôi bò sữa); 100% hộ chăn nuôi bò sữa ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thu mua sữa ổn định. Đến nay, huyện Đơn Dương có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thành lập mới 6 hợp tác xã, nâng tổng số 29 hợp tác xã nông nghiệp; phát triển 15 sản phẩm OCOP xếp hạng 3 - 4 sao. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• CƠ CẤU LẠI SẢN XUẤT THEO LỢI THẾ TỪNG ĐỊA PHƯƠNG</strong></p> <p style="text-align:justify">Tiếp tục phát triển theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, huyện Đơn Dương sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương, qua đó thực hiện quy trình cải tạo đất, luân canh, phòng, chống dịch hại, tăng năng suất chất lượng cây trồng; thực hiện các quy trình chăn nuôi tốt; phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung, đảm bảo môi trường. </p> <p style="text-align:justify">Huyện Đơn Dương cũng đã xác định các giải pháp chính thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến khảo sát, đầu tư các công trình, dự án trọng điểm. Cùng với đó, tăng cường hợp tác nghiên cứu, triển khai giải pháp, đề tài khoa học phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; thực hiện chuyển đổi số để kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giao dịch trên sàn thương mại điện tử; phát triển các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.</p> <p style="text-align:justify">Đặc biệt, huyện Đơn Dương tổ chức rà soát lại các đơn vị, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ rừng để thực hiện công tác giao khoán đúng đối tượng, nâng cao thu nhập gắn với trách nhiệm được giao. Ngoài ra, hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng, xây dựng phương án quản lý sử dụng diện tích đưa ra quy hoạch 3 loại rừng; tập trung trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng cây phân tán phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, dễ chăm sóc, quản lý, đạt tỷ lệ sống cao, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, thân thiện, bền vững trên địa bàn. </p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>