My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV hiện đang là đơn vị trực tiếp quản lý và bảo quản khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là khối tài liệu có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh chân thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV hiện đang là đơn vị trực tiếp quản lý và bảo quản khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là khối tài liệu có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh chân thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.</strong></p> <p style="text-align:justify">Việc được UNESCO công nhận tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn là Di sản tư liệu thế giới đã khẳng định tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn có giá trị nhiều mặt như: vật mang tin, phương pháp chế tác và đặc biệt là nội dung đã ghi chép về lịch sử, văn hóa dân tộc. Trong khối tài liệu quý giá này, còn có những tư liệu khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay, trên thế giới rất hiếm có những tài liệu mộc bản khắc in các tác phẩm chính văn, chính sử, có xuất xứ từ triều đình phong kiến như khối tài liệu này. Ngoài giá trị về mặt sử liệu, tài liệu mộc bản còn có giá trị về kỹ thuật chế tác, đánh dấu sự phát triển của nghề khắc in ở Việt Nam. Mỗi tấm mộc bản còn là một tác phẩm nghệ thuật điêu luyện thể hiện trình độ của những người thợ san khắc. </p> <p style="text-align:justify">Dưới Triều Nguyễn, Mộc bản Triều Nguyễn được xem như là “quốc bảo”, chỉ có những người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc tại Quốc Sử quán mới được tiếp xúc. Mỗi tác phẩm khi đem đi khắc in đều phải được theo mệnh lệnh của vua. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, kể từ tháng 11/2006, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã được giao quản lý khối tài liệu đặc biệt này gồm 34.619 tấm mộc bản với 152 đầu sách và nhiều chủ đề như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, giáo dục, văn thơ,... Đây là nguồn sử liệu tin cậy để khảo cứu, đối chiếu, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam trên nhiều lĩnh vực thời kỳ cận đại. </p> <p style="text-align:justify">Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của khối Di sản Mộc bản Triều Nguyễn, được sự quan tâm của Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã nỗ lực bảo vệ, bảo quản tốt khối tài liệu đặc biệt này. 34.619 tấm Mộc bản Triều Nguyễn được bảo quản tại 2 kho lớn, 2 kho nhỏ tại tầng 3, tầng 4 nhà kho lưu trữ chuyên dụng. Tài liệu được sắp xếp trên kệ sắt và được cố định vị trí bằng các tấm đỡ tài liệu kim loại. Mỗi kệ sắt đơn có 5 ngăn, mỗi ngăn để được trung bình 16 tấm tài liệu mộc bản. Mộc bản đã được chỉnh lý, sắp xếp theo từng chủ đề như chính trị, văn hóa, quân sự... Trong các kho bảo quản tài liệu mộc bản được trang bị máy đo nhiệt độ, độ ẩm, cán bộ, viên chức Phòng Bảo quản tài liệu hàng ngày kiểm tra và ghi sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho, nhiệt độ trung bình trong kho bảo quản tài liệu mộc bản là 21±2<sup>0</sup>C, độ ẩm thường xuyên dao động từ 60% đến 70%.</p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh việc bảo quản an toàn tuyệt đối khối di sản, Trung tâm cũng đã tích cực quảng bá và giới thiệu Mộc bản Triều Nguyễn đến gần hơn với công chúng như: làm phiên bản Mộc bản giới thiệu đến các nhà nghiên cứu và du khách tham quan khu Trưng bày tài liệu lưu trữ tại Trung tâm; viết bài giới thiệu Mộc bản Triều Nguyễn trên các phương tiện thông tin đại chúng; thiết kế phiên bản, ảnh chụp bản gốc, bản dập, bản dịch Mộc bản trao tặng cho các địa phương, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế; biên soạn sách giới thiệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam; tổ chức, phối hợp làm phim tư liệu giới thiệu, quảng bá tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn; thiết kế và lắp đặt pano quảng bá Di sản Mộc bản tại các địa điểm công cộng, phục vụ độc giả đến nghiên cứu tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn tại Phòng Đọc của Trung tâm...</p> <p style="text-align:justify">Năm 2022, để thuận tiện hơn trong quá trình sắp xếp, khai thác và bảo quản tài liệu, đặc biệt là với mong muốn đưa Di sản đến gần hơn với công chúng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã tiến hành cải tạo lại kho lưu trữ Mộc bản để du khách có thể được nhìn thấy tận mắt khối Mộc bản Triều Nguyễn.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>