My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát tốt cùng với chính sách mở cửa để phát triển kinh tế, phục hồi sản xuất, các mặt hàng nông sản chủ lực tại Lâm Đồng đang tăng mạnh trở lại, đã tiếp thêm động lực cho nông dân.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát tốt cùng với chính sách mở cửa để phát triển kinh tế, phục hồi sản xuất, các mặt hàng nông sản chủ lực tại Lâm Đồng đang tăng mạnh trở lại, đã tiếp thêm động lực cho nông dân.</p> <p style="text-align:justify">Những thửa để đất trống cả tháng qua của các nhà nông tại nhiều địa phương ở TP Đà Lạt và vùng lân cận, nay đã được gia chủ đồng loạt cho xuống giống rau, hoa. Không khí sản xuất đang tràn ngập trở lại trên những cánh đồng sau một thời gian dài trầm lắng vì hàng hóa làm ra rơi vào ế ẩm. Thời gian qua, khi các tỉnh, thành phía Nam “đương đầu” với sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh COVID-19, thì ngành sản xuất nông nghiệp của Đà Lạt - Lâm Đồng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Gần đây, khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt, nhiều biện pháp phòng chống dịch được các tỉnh, thành triển khai thích ứng với tình hình mới, giá cả rau hoa đã tăng mạnh trở lại.</p> <p style="text-align:center"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220124145611Anh 1 (1).jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Bà Nguyễn Thị Thu, ngụ phường 8, TP Đà Lạt vừa bán được vườn xà lách rộng 1.500m2 với giá 1.000 đồng/cây. Sau khi trừ chi phí, gia đình bà Thu có lãi gần 15 triệu đồng sau hơn 20 ngày gieo trồng. Theo bà Thu, giá bán này còn cao hơn thời điểm trước khi bùng phát dịch COVID-19 từ 300 - 400 đồng/cây. Không để đất trống, thương lái vừa thu hoạch xong vườn xà lách buổi sáng, buổi chiều bà Thu thuê gieo trồng bông lơ xanh ngay. Tương tự, những gia đình trồng ớt ngọt (ớt chuông) tại Lâm Đồng cũng đang hết sức phấn khởi khi giá cả loại mặt hàng này liên tục tăng cao. Từ 5.000 đồng/kg loại đẹp cách đây gần tháng, tăng lên 7.000 đồng/kg và hiện nay là 15.000 đồng/kg. Mặc dù giá ớt ngọt chưa cao bằng thời điểm trước khi bùng phát dịch, nhưng đây là tín hiệu lạc quan để các nông hộ đẩy mạnh sản xuất, tự tin đầu tư trở lại sau khi đã bị thiệt hại nặng nề trong thời gian dài.</p> <p style="text-align:justify">Gia đình anh Lê Quốc Hưng, phường 7, TP Đà Lạt, cũng vừa bỏ ra gần 20 triệu đồng để mua các loại phân về bón thúc, khôi phục lại trang trại ớt ngọt bị “bỏ lơ” suốt hai tháng qua và vay mượn thêm tiền để tái sản xuất. “Không chỉ khôi phục lại vườn ớt ngọt, tôi vừa xuống giống thêm gần 2.000m2 bắp cải. Hi vọng tới thời điểm được thu hoạch giá sẽ vẫn cao để bù đắp lại khoảng thời gian thua lỗ, mất trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh!..”, anh Hưng kỳ vọng.</p> <p style="text-align:justify">Đặc biệt, sau thời gian dài phải nhổ bỏ, đắp thành từng đống để đốt vì cho không ai lấy, người trồng hoa cúc tại Đà Lạt và huyện Lạc Dương lại đang “rủng rỉnh” tiền bạc nếu lứa hoa của gia đình họ cho thu hoạch đúng vào thời điểm hiện nay. Mấy tuần gần đây, giá hoa cúc tăng vọt lên gần 30.000 đồng/bình tại vườn đối với cúc lưới. Các loại cúc chùm cũng dao động ở mức trên dưới 15.000 đồng/bình. Với giá bán này, sau khi trừ chi phí đầu tư, trung bình cứ 1.000m2 hoa cúc nhà vườn có lãi không dưới 40 triệu đồng sau 3 tháng gieo trồng.</p> <p style="text-align:justify">Theo ông Nguyễn Đông Hải, Giám đốc Công ty TNHH Vietfarm Đà Lạt, nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt cùng với các chính sách phục hồi sản xuất của Chính phủ và các tỉnh, thành, giá cả các loại nông sản sẽ tiếp tục căng cao và giữ ở mức ổn định trong thời gian tới.</p> <p style="text-align:justify">Để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, SởNN&PTNT Lâm Đồng cho biết, đã phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện trang thông tin thương mại điện tử “Nông sản tỉnh Lâm Đồng” giai đoạn 2021-2025 thuộc kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại. Các loại nông sản nông sản đang vào vụ, sắp thu hoạch cần bán và sản phẩm gia súc, gia cầm, thủy sản sắp thu hoạch, xuất chuồng cũng sẽ được cập nhật lên trang thương mại điện tử (nongsanlamdong.gov.vn) để kết nối cung cầu. Cùng với đó, vùng sản xuất, nguồn gốc, đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm... cũng được cơ quan chức năng cập nhật để minh bạch sản phẩm cho người tiêu dùng, đối tác lựa chọn.</p> <p style="text-align:justify">Sở NN&TPNT Lâm Đồng kỳ vọng, hình thức kinh doanh này sẽ góp phần đưa nông sản Lâm Đồng đến với đông đảo người tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất khẩu, từng bước thay đổi thói quen của người tiêu dùng đang chủ yếu mua bán theo phương thức truyền thống sang mua bán trực tuyến.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>KHẮC LỊCH</strong></em></p>
>