My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt đã đi vào lịch sử đường sắt thế giới với tư cách là một trong 2 tuyến đường vượt núi non cao nguyên độc đáo nhất trên hành tinh và trở thành “con đường huyền thoại” được xây dựng cách nay hơn 1 thế kỷ.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt đã đi vào lịch sử đường sắt thế giới với tư cách là một trong 2 tuyến đường vượt núi non cao nguyên độc đáo nhất trên hành tinh và trở thành “con đường huyền thoại” được xây dựng cách nay hơn 1 thế kỷ. Việc khôi phục lại toàn tuyến đường này sau hơn 40 năm “lãng quên” đang dần trở thành hiện thực khi dự án nằm trong “quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam” và được các đối tác, nhà đầu tư sẵn sàng khôi phục. </strong></p> <p style="text-align:justify"><strong>• TRONG “TÀNG THƯ KINH CÁC”</strong></p> <p style="text-align:justify">Lần giở lịch sử của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt không thể tách rời với việc hình thành đô thị nghỉ dưỡng Đà Lạt đến nay tròn 130 năm. Cuối thế kỷ XIX, cuộc thám hiểm của bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra cao nguyên Lâm Viên mở ra một chương mới trên hành trình khởi tạo, thiết kế, xây dựng đô thị nghỉ dưỡng Đà Lạt. Bởi từ những ghi chép, phác họa của bác sĩ Alexandre Yersin đã khiến vùng đất này được lựa chọn làm “trạm nghỉ dưỡng” cho giới quan chức Pháp lúc bấy giờ. </p> <p style="text-align:justify">Và vào năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer quyết định xây dựng thành phố trên cao nguyên Lâm Viên mang đặc trưng của một đô thị phục vụ nhu cầu du lịch và nghỉ mát cho những người Pháp tại Đông Dương. Dĩ nhiên, vào thời kỳ khởi đầu của bình minh ở nơi chốn “cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành” ấy, bài toán về giao thông được quan tâm, chú mục, xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để rồi đi đến những quyết định quan trọng. Vì vậy, tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt trở thành một bộ phận trong phát triển giao thông vận tải phục vụ chính sách khai thác thuộc địa do Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề ra và là một bộ phận của Hệ thống đường sắt Đông Dương được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu, việc nghiên cứu dự án xây dựng tuyến đường sắt nối từ tuyến chính trục chính Hà Nội - Sài Gòn đến Đà Lạt với quyết định thành lập chi nhánh đường sắt Sài Gòn - Khánh Hòa lên Đà Lạt. Năm 1898, tuyến đường xe lửa nối Nha Trang với cao nguyên Lâm Viên chính thức được nghiên cứu tính khả thi. Tuy nhiên, tuyến đường này đã bị hủy bỏ vì lý do kỹ thuật và chi phí quá lớn. Do đó, tuyến đường nối Tháp Chàm lên Đà Lạt được lựa chọn xây dựng, đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt và trở thành cung đường sắt chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải Phan Rang (Ninh Thuận) lên cao nguyên Lâm Viên độc đáo có một không hai này. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• HÌNH HÀI XƯA CŨ CÒN ĐÂY </strong></p> <p style="text-align:justify">Theo các tài liệu lưu trữ, tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt có tổng chiều dài 83,5 km, với khổ đường ray 1 m, điểm đầu tại ga Tháp Chàm - Phan Rang kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, điểm cuối tại ga Đà Lạt. Chỉ riêng ga Đà Lạt hiện hữu cũng là một kiến trúc xưa cũ độc đáo nhất vùng Đông Nam Á và được công nhận là Di tích kiến trúc quốc gia vào năm 2001. Hiện tại, có khoảng 10 km đường sắt này được khai thác phục vụ du khách đến Đà Lạt tham quan đi từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát. Hàng năm vẫn thu hút hàng chục ngàn du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và sử dụng dịch vụ của con tàu huyền thoại có một không hai trên cao nguyên Trung phần. Trên toàn tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt được thiết kế 12 nhà ga, 5 hầm chui với tổng chiều dài hơn 1.000 m. Điểm độc đáo nhất là tuyến đường sắt này có tới 43 km đường răng cưa vượt đèo Krongpha (Sông Pha) dài hơn nhiều so với tuyến đường sắt răng cưa Albula - Bernina (Thụy Sỹ) chỉ với 24 km đường răng cưa vượt đèo Furka trên dãy núi Alpes. Chính các yếu tố cấu thành của tuyến đường sắt răng cưa nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa, khách du lịch lên thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt nối hai vùng sinh thái miền biển (Phan Rang) và bình sơn nguyên núi đồi cao nguyên Lâm Viên - nơi định đô Đà Lạt với độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển trở nên riêng có, kỳ thú trong hành trình trải nghiệm của bất cứ du khách nào. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• VÀ THỜI CƠ </strong></p> <p style="text-align:justify">Không ít lần Lâm Đồng cũng như tỉnh Ninh Thuận đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải về việc khôi phục lại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt nhằm tạo “sinh lực mới” thúc đẩy phát triển du lịch Đà Lạt - được xác định là một trong những trung tâm du lịch quốc gia - cũng như khai thác tiềm năng xứ biển Phan Rang. Và phải đến năm 2015, việc khôi phục đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt mới chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Tiếp đến, việc “khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch” một lần nữa được khẳng định tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/10/2021, phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là cơ sở pháp lý vững chắc để 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận chào mời các nhà đầu tư tham gia dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Tiến trình ấy được hiện thực hơn khi Bộ Giao thông Vận tải ban hành văn bản chấp thuận giao Công ty Bạch Đằng chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Quá trình nghiên cứu của dự án tiền khả thi này với chiều dài toàn tuyến khoảng 83,5 km, tổng mức đầu tư dự kiến 27.780 tỷ đồng và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2030. Một điểm quan trọng khác đó là Công ty Stadler, một đối tác của Công ty Bạch Đằng - đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đề xuất rằng, nếu dự án tiếp cận công nghệ mới trực tiếp từ nhà sản xuất, vận hành và có kinh nghiệm quản trị hiện đại cùng đó chi phí giải phóng mặt bằng hợp lý, được vay vốn ưu đãi sẽ giảm chi phí đầu tư của dự án xuống còn mức đầu tư 23.000 tỷ đồng.</p> <p style="text-align:justify">Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Tập đoàn Stadler - Thụy Sỹ - có thâm niên hoạt động từ năm 1940, hiện dẫn đầu thị phần - muốn tham gia trùng tu tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Đồng thời, đề nghị được cung cấp toa tàu, bánh răng cưa và các giải pháp thi công trên thực địa.</p> <p style="text-align:justify">Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, nếu tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được khôi phục sẽ mang đến nhiều ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, khoa học công nghệ, phát triển du lịch. Đặc biệt, tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội trực tiếp đối với hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận và tạo bước đột phá liên kết vùng Tây Nguyên với Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>