My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Mùa vụ 2021 - 2022, lần đầu tiên nông dân trồng cà phê ở xã Lát, huyện Lạc Dương tiêu thụ cà phê đạt chuẩn chứng nhận Rain Forest Alliance 2020.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Mùa vụ 2021 - 2022, lần đầu tiên nông dân trồng cà phê ở xã Lát, huyện Lạc Dương tiêu thụ cà phê đạt chuẩn chứng nhận Rain Forest Alliance 2020.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width:100%"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220127092413images2431592_a1_59.jpg" style="height:520px; width:780px" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align:center"><span style="color:#c0392b"><em>Cà phê mùa vụ 2021 - 2022 của nông dân xã Lát</em></span></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Từ năm 2019 đến nay, SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan) đã bền bỉ thực hiện các hoạt động nhằm phát triển cà phê bền vững, nâng cao giá trị cà phê và nâng cao chất lượng rừng trên địa bàn huyện Lạc Dương. Qua đó, góp phần bảo tồn cảnh quan Khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang nói riêng và ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung. Nằm trong chương trình này, tại xã Lát đã có 3 tổ hợp tác được thành lập gồm: Chong Mui, Chăng Đông, Cil Cà phê với 34 hộ, quy mô 50 ha cà phê; trong đó, có 40 ha đang cho thu hoạch cơ bản. SNV đã kết nối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê Tám Trình để hỗ trợ bà con sản xuất cà phê thành công theo Bộ nguyên tắc UTZ Certified (thực hành nông nghiệp tốt). Công ty đã thu mua toàn bộ số cà phê đạt chất lượng của bà con theo giá thành cao hơn thị trường với các chính sách cộng thưởng khác nhau. </p> <p style="text-align:justify">Ông Phạm Thành Nam - Đại diện SNV tại Lâm Đồng cho biết: Lợi ích mang lại từ việc sản xuất cà phê bền vững đã được nông dân nhận thấy rõ ràng trong cả lợi nhuận lẫn vấn đề bảo vệ môi trường. Mối quan hệ liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cũng được kết nối bền chặt. Người sản xuất cà phê không còn thấp thỏm nỗi lo “được mùa mất giá”. Đó cũng là cơ sở quan trọng để người nông dân xã Lát tiếp tục sản xuất cà phê đạt các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.</p> <p style="text-align:justify">Mùa vụ 2021 - 2022 này, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Tám Trình chính thức sử dụng chứng nhận Rain Forest Alliance 2020. Đây là chứng Nhận chủ yếu cho các sản phẩm Nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn cầu hướng tới nền nông nghiệp bền vững để người sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm cùng nhau, nâng cao thu nhập, cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn, hài hòa giữa con người và thiên nhiên trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là canh tác.</p> <p style="text-align:justify">Rain Forest Alliance 2020 là một tổ chức phi chính phủ làm việc nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo sinh kế bền vững bằng cách chuyển đổi tập quán sử dụng đất, tập quán kinh doanh và hành vi của người tiêu dùng. Tổ chức này có trụ sở chính tại thành phố New York với các văn phòng trên khắp Bắc Mỹ và Nam Mỹ, châu Á, châu Phi, châu Âu và chương trình làm việc tại hơn 100 quốc gia.</p> <p style="text-align:justify">Theo số liệu thống kê từ Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có trên 80 ngàn ha cà phê sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, bền vững 4C, UTZ, Rainforest. Sản lượng dự kiến niên vụ cà phê 2021 - 2022 của diện tích này ước 255.400 tấn. Các bộ tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững trên được các nhà rang xay quốc tế chấp nhận, được thu mua với giá cao hơn thị trường. Đồng thời, sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn góp phần tích cực trong bảo vệ môi trường.</p> <p style="text-align:justify">Nông dân K’Thiêu, tham gia sản xuất cà phê chất lượng cao ở xã Lát cho biết: Mùa vụ 2020 - 2021, sau khi được hướng dẫn về quy trình sản xuất và thu hái, cà phê của bà con thu hoạch có tỉ lệ quả chín đạt từ 99 - 100%, ngoài được mua giá cao hơn thị trường còn được cộng thưởng thêm 4 ngàn đồng/kg, không thu mua nếu tỉ lệ cà phê chín dưới 80%. Còn đối với cà phê nhân cũng vậy, tỷ lệ hạt trên sàng càng cao thì tiền cộng thưởng càng cao và không thu mua nếu trên 50% tỷ lệ hạt cà phê lọt sàng. Bà con tuân thủ quy định sản xuất nên bán được giá cao hơn. Bởi vậy mùa vụ này, với sự tiếp tục hỗ trợ của SNV về kỹ thuật, phương tiện…; bà con xã Lát an tâm sản xuất cà phê, đáp ứng các tiêu chuẩn Rain Forest Alliance 2020.</p> <p style="text-align:justify">Đại diện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê Tám Trình cho biết, tiêu chuẩn cà phê Rain Forest Alliance 2020 sẽ mang lại lợi ích cho người trồng cà phê. Ngoài việc cà phê bán ra với giá cao, môi trường và sức khỏa người nông dân cũng được cải thiện.</p> <p style="text-align:justify">Để đạt tiêu chuẩn Rain Forest Alliance 2020, nông hộ cần đảm bảo nhiều yêu cầu liên quan đến quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường. Đơn cử như: Không sử dụng giống biến đổi gen không những cho cây trồng chính mà còn cho tất cả các loại cây trên vườn. Tạo hình đúng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp trẻ hóa vườn cây để cho năng suất. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục là chính, vị trí tập kết phân không được ảnh hưởng đến môi trường nước. Có giải pháp đa dạng sinh thái, che phủ đất không để lộ thiên, có biện pháp quản lý cỏ dại, bảo vệ độ phì đất hợp lý và biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh hại bằng hình thức sử dụng thiên địch. Ghi chép lại việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thích hợp theo từng đợt, tôn trọng thời gian cách ly, thời gian an toàn đã ghi trên nhãn thuốc. Phải có vành đai an toàn tách biệt giữa vùng phun thuốc và các khu vực khác, xử lý bao bì, chai lọ, dung dịch phun còn thừa theo quy định, bảo quản hóa chất nông nghiệp đúng quy định để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Đặc biệt, việc sản xuất cà phê tiêu chuẩn cà phê Rain Forest Alliance 2020 đòi hỏi người nông dân không được chuyển đất rừng sang trồng cà phê từ 1/1/2014, không được sản xuất hay chế biến trong khu vực vành đai bảo vệ rừng, không được chặt các cây rừng nguyên sinh hiện có trên vườn. Phải thường xuyên trồng hoặc duy trì thảm thực vật che phủ đất, trồng cây che bóng, bảo vệ nguồn nước…</p> <p style="text-align:justify">“Phía doanh nghiệp và SNV luôn có sự đồng hành và hỗ trợ tốt nhất để bà con sản xuất đạt tiêu chuẩn”, ông Phạm Thành Nam khẳng định.</p> <p style="text-align:justify">Sau gần một năm nỗ lực, mùa thu hoạch 2021 - 2022 cũng đã đến. Mùa vụ này, trong quá trình tiến hành thu mua cà phê của bà con, phía Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê Tám Trình trực tiếp thực hiện các thao tác thu mua, phân tích sản phẩm để giúp người nông dân hiểu rõ những vấn đề còn tồn tại trong khâu sản xuất và thu hái. Để từ đó bà con có sự điều chỉnh nhằm sản xuất cà phê chất lượng cao hơn trong vụ mùa tới.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>