My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Những bếp lửa bập bùng dưới chân núi mẹ Lang Biang, buôn làng vọng tiếng chiêng cồng. Những đôi chân trần của chàng trai, cô gái miền sơn cước hòa nhịp cùng lữ khách, đê mê trong hương rượu cần mênh mang. Những giọng ca ngân lên nồng nàn giữa đại ngàn Nam Tây Nguyên. Dòng cảm thức và những huyền thoại là chất men cuốn hút lữ khách về với buôn làng người K’Ho ở Lạc Dương, Lâm Đồng.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif"><em><span style="color:black">Những bếp lửa bập bùng dưới chân núi mẹ Lang Biang, buôn làng vọng tiếng chiêng cồng. Những đôi chân trần của chàng trai, cô gái miền sơn cước hòa nhịp cùng lữ khách, đê mê trong hương rượu cần mênh mang. Những giọng ca ngân lên nồng nàn giữa đại ngàn Nam Tây Nguyên. Dòng cảm thức và những huyền thoại là chất men cuốn hút lữ khách về với buôn làng người K’Ho ở Lạc Dương, Lâm Đồng.</span></em></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif"><span style="color:black">Nói là buôn làng, nhưng những bon (buôn) Đăng Gia, Bon Đưng, Bnơh… ở thị trấn cùng tên huyện đã “lên” tổ dân phố gần 20 năm rồi và nhiều người vẫn quen lối gọi cũ. </span></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Mùa này, một cánh chim chao xuống miền hoang dã cũng nên thơ. Tôi tìm về buôn đồng bào K’Ho Lạch dưới chân Lang Biang khi chiều buông màu lam tím. Đó là buôn làng được nhiều người gọi là “miền rượu ngon, gái đẹp”; còn tôi cho rằng, đó là “men say đại ngàn”. </span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif"><span style="color:black">Không đâu trên vùng đất Tây Nguyên có những buôn làng nhiều nghệ sĩ, ca sĩ quanh năm, suốt tháng hát ca như ở xứ này. Mỗi bon chỉ vài trăm nóc nhà nhưng có đến hàng chục nghệ sĩ, ca sĩ. Trong đó, không ít người đã thành danh và nổi tiếng trong nước, thậm chí họ còn mang chất Tây Nguyên sang trình diễn tận bên kia bán cầu, cùng hơn mười đội cồng chiêng đang được cấp phép hoạt động phục vụ du lịch. </span></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Ngọn lửa đã rực cháy. Tiếng chiêng, tiếng cồng vút lên tận đỉnh núi. Những chàng trai, cô gái của buôn Lạch dặt dìu quý khách vào vòng xoang. Những câu yal yau, tam pơt tuôn trào trong men rừng ngất ngây, đêm hội bắt đầu… Cây nêu linh thiêng được dựng lên, rượu cần đã được bày biện theo khuôn phép của Yàng; những chàng trai, cô gái miền sơn cước đã xôm tụ, tiếng tù và khai hội vang vọng. Thủ tục xin phép thần linh vừa dứt, các điệu chiêng mừng khách quý, mừng ngày hội mùa, tiếng chiêng drênh gọi mưa… tấu lên thổn thức.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Rượu cần ở Tây Nguyên có từ khi nào? “Có lẽ không ai biết, trong sử thi đã có rồi mà”, già K’Plin nói. Lúc đầu người ta không biết hút, chỉ vắt thứ nước trắng đục từ men rừng để uống làm con người lâng lâng, bay bổng. Sau đó, thần nhím mới bày cho cách uống bằng ống tre. Vì thế, người Tây Nguyên có tục lệ, trước khi uống rượu cần đều mời Yàng, mời thần Nhím uống trước”, già K’Plin cho hay. </span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Tôi may mắn được đến xứ này nhiều lần vào mùa hội, được chiêm nghiệm thứ men rừng Lang Biang và ngả nghiêng cùng sơn nữ trong đêm nồng nàn cao nguyên. <span style="color:black">Ở Tây Nguyên, trong sinh hoạt cộng đồng đã có lửa thì thường có rượu. Văn hóa của người thiểu số miền thượng này, lửa và rượu là một triết lý sống, một thứ văn hóa. Khi ngọn lửa bùng lên và người ta cứ thế “vin cần uống núi rừng thiêng”. Có thể nói, rượu của người thiểu số Tây Nguyên mang tính lễ nhiều hơn. Rượu là lễ vật, rượu mừng hội buôn làng, rượu hiện hữu trong lễ cưới và cả trong lúc tiễn đưa người chết. </span></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Để có ché rượu cần thơm nồng, dịu ngọt, uống vào lòng người nhẹ tênh cũng lắm công phu. Bà Sara, vợ già K’Plin chia sẻ, phụ nữ ở đây phần đông đều biết làm rượu cần. Các loại gạo, nếp, bắp... đều làm được rượu. Nhưng, rượu cần thương hiệu Lang Biang có bí quyết riêng. Chính lúa rẫy và men rừng đã tạo ra mùi hương đặc trưng. Rượu cần Lang Biang say mà tỉnh, bồng bềnh như sương núi. </span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Theo nhiều già làng ở đây, ngày xưa làm rượu cần rất kỳ công, lúc nào thân thể khỏe mạnh, sạch sẽ mới làm. Người lạ không được vào nơi ủ rượu, không thì rượu sẽ chua. Cái nắp ché cũng là sự công phu, được làm từ tro với nước. Khi rượu đến độ chín, hương thơm tỏa khắp nhà dài… Mới đây, rượu cần Lang Biang đã được cấp nhãn hiệu sở hữu trí tuệ. Có thể nói, văn hóa rượu cần đã ăn sâu vào tên đất, tên buôn và tâm thức của những người con núi rừng Tây Nguyên huyền thoại. Rượu cần là “thức uống tâm linh”, uống giữa đại ngàn và sống trong không gian văn hóa của lễ hội.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Ánh trăng nhạt dần, chỉ còn huyền ảo dáng núi Lang Biang như bộ ngực sơn nữ căng tròn. Tôi mông lung về miền hư ảo… Quả thật, không chỉ trong huyền tích mà ngay trong không gian hiện hữu này, những cô gái bộ tộc Lạch thật lạ, như những con chim C’rao núi rừng Nam Tây Nguyên. “Con gái ở đây mũi cao, mắt đen và sâu, dáng mỹ miều… giống nữ thần Apsara trong truyền thuyết. Có thể, đó là sự “giao thoa” thời Chăm Pa, một số người dòng dõi hoàng tộc đã lên xứ này?!”, già K’Plin gợi mở. </span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/202305310740354- Ruou can.jpg" style="height:404px; width:600px" /></span></span><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif"><span style="color:black">Không thể kể hết những bông hoa rừng xứ này, chỉ nhớ sơn nữ Cil Rilin, Cil Dalin, Krajan Pheny, Krajan Loen, từng lọt vào vòng bán kết cuộc thi hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011; hoa hậu miền sơn cước 2007 Krajan Jut Jui… </span></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Lần theo cứ liệu, địa chí Lâm Đồng có nhắc đến “dấu vết” tiếp xúc giữa người Lạch với nền văn hóa Chăm Pa khá đậm nét. Văn hóa Chăm Pa đã mang đến cho các cư dân Nam Tây Nguyên nghề làm lúa nước, phá vỡ dần tính bền vững của tổ chức xã hội cổ truyền theo làng khép kín. Trong nhiều truyện cổ có nhắc đến cuộc hôn nhân đầy trắc trở, nhưng diễm tình giữa chàng Choi (K’Ho) và công chúa Chăm Nai Tơlui, hay cuộc hôn nhân vì liên minh quân sự giữa K’Bùng với công chúa Hé (Chăm)… </span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif">Ngoài cái lý của sự giao thoa, có lẽ, với không gian khoáng đạt đại ngàn; miền Nam Tây Nguyên thơ mộng, huyền ảo cũng tạo cho những người con núi rừng nét đẹp hoang dã, thân thiện. Hiện, trong sử liệu Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều bức ảnh đen trắng tuyệt đẹp về sơn nữ Lạch buông lơi ngực trần tròn mọng. Ngày nay, tục để ngực trần của sơn nữ không còn nữa, nhưng vẻ mặn mà của những đóa hoa rừng Lang Biang vẫn đầy hấp lực. Nhan sắc hồn nhiên, đủ để những lữ khách một lần chếnh choáng hương rượu cần mà quên lối về. </span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14pt"><span style="font-family:"Times New Roman",serif"><strong>Bài và ảnh: MAI VĂN BẢO</strong></span></span></p>
>