My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Tháng 5, tháng của những cơn mưa đầu mùa. Và những trái hồng trứng, hồng trứng láng, hồng chén Đà Lạt đã vào mùa kết trái, trái non lúc lỉu trên cành. Dù chưa tới vụ thu hoạch nhưng mùa hồng 2023, nông dân Đà Lạt đã thấy tín hiệu một mùa hồng vui.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Tháng 5, tháng của những cơn mưa đầu mùa. Và những trái hồng trứng, hồng trứng láng, hồng chén Đà Lạt đã vào mùa kết trái, trái non lúc lỉu trên cành. Dù chưa tới vụ thu hoạch nhưng mùa hồng 2023, nông dân Đà Lạt đã thấy tín hiệu một mùa hồng vui.</strong></p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify">Ông Nguyễn Ngọc Đãi - thôn Phát Chi, xã Trạm Hành cho biết, mùa hồng 2023, nông dân Trạm Hành đã nhẩm tính được thu hoạch từ cây hồng. Theo ông Đãi, nhiều nông hộ xung quanh thôn Phát Chi đã bán hồng trên cây cho thương lái, với giá cả rất tốt. Ông Đãi cho biết: “Mùa hồng năm nay nói chung bà con cũng mừng. Dù trái không nhiều lắm do thời tiết không thuận nhưng giá cao hơn so với năm 2022 khoảng 20%. Nhiều nhà đã cầm tiền trước của thương lái, khi tới vụ thu hoạch là thương lái tự tới vườn hái hồng, nhà vườn yên tâm. Giờ chỉ cần chăm hồng cho tốt, tránh để hồng thiếu chất, rụng trái”.</p> <p style="text-align:justify">Tương tự ông Nguyễn Ngọc Đãi, ông Trần Văn Minh cũng đang chăm cho vườn hồng đang thời kì kiến thiết của mình. Do những năm trước, giá hồng rớt sâu, cây hồng “mất giá” nên ông Minh đã phá bỏ vườn hồng cũ. Nay cây hồng hồi sinh, ông Minh quyết tâm trồng lại vườn hồng xen cà phê với giống hồng trứng đặc sản chuyên làm hồng giòn, hồng treo gió. Ông Minh nhận xét, nông dân Trạm Hành rất ít hộ trồng vườn hồng thuần, hầu hết là trồng xen trong vườn cà phê, tiện chăm cà phê thì chăm luôn cây hồng. Những năm gần đây, khi hồng vừa ra trái non là thương lái tìm tới, coi vườn rồi chồng tiền cọc cho bà con. Như năm nay, dù hồng không quá nhiều trái nhưng giá bán tăng khá. Vườn năm ngoái giá 100 triệu, năm nay thương lái trả 120 triệu và chuyển 50% cọc ngay cho nông dân.</p> <table align="center" style="width:400px"> <tbody> <tr> <td> <h6 style="text-align:justify"><em>Ông Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp TP Đà Lạt cho biết, thành phố đang hết sức động viên nông dân chăm sóc, bón phân cho hồng theo đúng kỹ thuật. Ngành Nông nghiệp đã chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng theo chuẩn Nhật Bản, hỗ trợ vườn hồng của nông dân trong quá trình sinh trưởng và ra hoa, kết trái với mục tiêu xây dựng vùng hồng năng suất cao, phục vụ hoạt động chế biến hồng đặc sản..</em></h6> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Cũng như vùng hồng Trạm Hành, vùng hồng Xuân Trường đang chuẩn bị cho mùa vụ sắp tới. Xuân Trường có diện tích hồng lớn nhất TP Đà Lạt, chủ yếu là diện tích hồng trồng xen cà phê. Tuy nhiên, nếu người Trạm Hành chế biến hồng còn ít, chủ yếu bán cho thương lái thì nông dân Xuân Trường lại nhanh chóng chuyển mình, vừa trồng, vừa chế biến hồng. Ông Lê Thìn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường chia sẻ, vào mùa hồng chín, các nhà sản xuất hồng treo gió, các lò sấy điện hoạt động hết công suất. Bà con chế biến hồng theo rất nhiều cách, vừa ủ hơi để ăn hồng giòn, vừa để chín sấy dẻo. Một số diện tích hồng trứng thì treo gió theo kỹ thuật, công nghệ Nhật Bản. Sự đa dạng trong kỹ thuật chế biến đã giúp diện tích hồng Đà Lạt được tiêu thụ nhanh chóng. Đặc biệt, không chỉ làm hồng sấy gió theo công nghệ Nhật Bản, nông dân vùng hồng đang thử nghiệm thêm một số kỹ thuật chế biến hồng. Năm 2023, người tiêu dùng có thể được thưởng thức trái hồng sữa, thứ hồng sấy vỏ se, dẻo nhưng ruột vẫn mềm, mọng, ngọt, mang đầy đủ hương vị trái hồng xứ núi. Một vài nông hộ đã thử nghiệm, hoàn thiện quy trình làm hồng sữa và sẵn sàng sản xuất với quy mô lớn vào mùa hồng chín 2023.</p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, nhiều nông hộ cũng đánh giá, nông dân chưa thực sự chăm sóc cây hồng đúng với tiềm năng và nguồn kinh tế do cây hồng mang lại. Ông Tô Trung Dũng, nông dân xã Trạm Hành đánh giá: “Cơ bản là bà con chưa tích cực chăm sóc hồng đúng quy trình, hầu hết chăm kèm cây cà phê, cho cà phê “ăn phân” thì tiện tay bỏ cho cây hồng. Cây cao cũng không được hạ ngọn, thu hoạch cũng khó. Hiện giờ, một số nhà vườn trồng mới thì tuân theo quy trình chuẩn hơn, khi cây trưởng thành cho năng suất cũng cao hơn”.</p> <p style="text-align:justify">Với diện tích xấp xỉ 400 ha hồng ăn trái, chủ yếu ở các xã Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung, Phường 10, cây hồng ăn trái thực sự đang mang lại nguồn thu tốt cho người nông dân, đồng thời, cung cấp những sản phẩm hồng chế biến rất đặc trưng phục vụ du lịch. Mùa hồng 2023, người nông dân đã bắt đầu hưởng vị ngọt trái hồng, đồng thời, hứa hẹn những sản phẩm đặc biệt từ thứ trái cây đặc biệt của đất cao nguyên.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>