My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Trước hiện trạng sản phẩm làng nghề và nghề truyền thống trong tỉnh chưa đa dạng về mẫu mã và chủng loại, thị trường còn hạn hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội vùng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đề xuất giải pháp nhân rộng nhiều loại hình sản xuất từ hộ gia đình đến những hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm vệ tinh cho những doanh nghiệp lớn có khả năng khai thác những đơn hàng tiêu thụ sản phẩm dài hạn.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Trước hiện trạng sản phẩm làng nghề và nghề truyền thống trong tỉnh chưa đa dạng về mẫu mã và chủng loại, thị trường còn hạn hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội vùng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đề xuất giải pháp nhân rộng nhiều loại hình sản xuất từ hộ gia đình đến những hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm vệ tinh cho những doanh nghiệp lớn có khả năng khai thác những đơn hàng tiêu thụ sản phẩm dài hạn. </strong></p> <p style="text-align:justify">Thống kê toàn tỉnh có 32 làng nghề với 11 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã hoạt động và 5.030 hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (11 làng nghề); chế biến nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp (7 làng nghề); hàng thủ công mỹ nghệ (6 làng nghề); sinh vật cảnh (6 làng nghề); chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (2 làng nghề). Trong đó phát triển 20 làng nghề truyền thống và 12 làng nghề trên địa bàn 9 huyện: Lạc Dương, Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và 2 TP: Đà Lạt, Bảo Lộc, tổng vốn và tài sản gần 990 tỷ đồng. Sản phẩm sản xuất trong làng nghề theo quy trình thủ công (90%); áp dụng thiết bị dây chuyền máy móc (10%). Nguồn nguyên liệu sản xuất chiếm tỷ lệ 60% trong tỉnh; 30% ngoài tỉnh; 10% nhập khẩu. Tổng doanh thu hàng năm 274,3 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở ngành nghề, làng nghề phi nông nghiệp với các tỷ lệ 59% trong tỉnh; 36,5% ngoài tỉnh; 4,5% tại các tại điểm du lịch cho khách nội địa và khách nước ngoài. Riêng đối với làng nghề sản xuất hoa tiêu thụ đạt các tỷ lệ sản lượng tại các thị trường TP Hồ Chí Minh (80%); Hà Nội (5%); các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung (10% sản lượng); xuất khẩu (5%).</p> <p style="text-align:justify">Tính chung trong gần 10 năm qua, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã triển khai có kết quả nhiều chương trình, đề án phát triển làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn. Như Đề án Bảo tồn và Phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2016 với 3,5 tỷ đồng ngân sách Nhà nước hỗ trợ và 1,4 tỷ đồng vốn đối ứng của các hộ sản xuất. Qua đó, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã tổ chức đào tạo, truyền nghề 8 lớp/130 lượt người; tập huấn 10 lớp/450 lượt người về các kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại tằm; xây dựng 12 phòng trưng bày sản phẩm; tham gia 3 đợt hội chợ tại TP Hồ Chí Minh; triển khai 15 mô hình phát triển sản xuất…</p> <p style="text-align:justify">Giai đoạn năm 2017 - 2018, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới với hơn 1,3 tỷ đồng nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ và gần 1 tỷ đồng nguồn vốn đối ứng của người sản xuất, toàn tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ xây dựng 660 m<sup>2</sup> nhà nuôi tằm cho 2 làng nghề ở huyện Lâm Hà; hỗ trợ bao bì bảo quản sản phẩm thương hiệu hoa Đà Lạt, sản phẩm nếp quýt Đạ Tẻh… Giai đoạn năm 2021 - 2022 với gần 1 tỷ đồng Nhà nước hỗ trợ trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, đã đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm buôn Ka Tung gắn với điểm du lịch suối nước nóng xã Đạ Long, huyện Đam Rông và làng nghề đan lát thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh; trang bị máy móc, thiết bị cho làng nghề sản xuất tre tầm vông Tố Lan, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh và sản xuất mắc ca tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Vàng Macca, thôn Vinh Quang, xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà. </p> <p style="text-align:justify">“Toàn tỉnh Lâm Đồng đến nay có 6 làng nghề đăng ký nhãn hiệu tập thể. Nhìn chung các làng nghề và nghề truyền thống ở tỉnh Lâm Đồng có số lượng ít và quy mô nhỏ, mức kinh phí đầu tư công cụ và vật liệu ban đầu cho một mô hình còn thấp, chủ yếu tận dụng thời gian nhàn rỗi của hộ gia đình, vừa làm nghề thuần nông vừa kết hợp nghề thủ công...”, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng nhận định. </p> <p style="text-align:justify">Mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh phát triển mới 8 làng nghề, làng nghề truyền thống; tăng thu nhập bình quân của lao động làng nghề lên từ 4 đến 6 lần so với sản xuất thuần nông; tỷ lệ lao động trong làng nghề được đào tạo tăng lên từ 20 đến 30%; có 7 sản phẩm của làng nghề xếp hạng OCOP 3 đến 4 sao. Các giải pháp được tập trung triển khai nhằm đạt mục tiêu đề ra như: khuyến khích liên kết, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư bảo tồn và phát triển làng nghề; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ có tay nghề cao và các cơ sở trong làng nghề duy trì ổn định sản xuất, từng bước phát triển các sản phẩm giá trị kinh tế cao; nhân rộng nghề truyền thống ra các làng nghề mới; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các tuyến du lịch, điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm làng nghề…</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>