My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Năm 2022 vừa qua, với sản lượng nuôi đạt 3.000 tấn - trong đó Lâm Đồng chiếm hơn 60%, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Năm 2022 vừa qua, với sản lượng nuôi đạt 3.000 tấn - trong đó Lâm Đồng chiếm hơn 60%, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới. </strong></p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify">Hiện nay, toàn tỉnh có 34 doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi cá nước lạnh với trên 60 trang trại, tổng diện tích bề mặt nước 83 ha theo hình thức nuôi ao, bể nước chảy bên nguồn nước suối sạch chảy ra từ rừng nguyên sinh và trên 200 lồng nuôi (4.000 m2) trên hồ chứa; sản lượng đạt khoảng 2.000 tấn/năm, chủ yếu là cá tầm (chiếm trên 90%). Nhu cầu con giống cá nước lạnh khoảng 2,5 - 3 triệu con/năm. Nhãn hiệu hàng hóa “Cá nước lạnh Đà Lạt” đã được Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp chứng nhận năm 2013. Bên cạnh rau, hoa, cà phê, chè, tơ lụa… cá nước lạnh trở thành một trong 9 sản phẩm nông sản chính trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, toàn diện, hiện đại của tỉnh.</p> <p style="text-align:justify">Sản lượng cá nước lạnh sản xuất tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là Lâm Đồng mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thị trường, con giống sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 20 - 30% nhu cầu nuôi. Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống các đối tượng cá nước lạnh để đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; phát triển các công nghệ nuôi mới, năng suất cao, tiết kiệm nước, phù hợp với đặc điểm từng thủy việc, từng vùng, khai thác hết tiềm năng nuôi cá nước lạnh của tỉnh; bổ sung một số giống mới phù hợp với đặc điểm tự nhiên có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, đa dạng đối tượng nuôi… đã được ngành Khoa học công nghệ tỉnh đặt ra. </p> <p style="text-align:justify">Từ năm 2006 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các đơn vị nghiên cứu thực hiện hơn 20 nhiệm vụ khoa học công nghệ về cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh. Các nghiên cứu đã góp phần hoàn thành chu trình khép kín từ sản xuất giống đến nuôi thương phẩm cá tầm và cá hồi, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, góp phần lớn vào phát triển nghề nuôi cá nước lạnh của địa phương. Có thể kể một số thành tựu nghiên cứu nổi bật như từ Đề án “Nuôi thử nghiệm cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng”, “Nghiên cứu phát triển nuôi cá tầm Nga và cá tầm Seberi tại các tỉnh Tây Nguyên”, “Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo giống cá hồi vân tại Lâm Đồng” đến việc “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn trên cá hồi, cá tầm nuôi tại Lâm Đồng”, “Phát triển giống cá nước lạnh” và “Hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất giống cá tầm”...</p> <p style="text-align:justify">Các kết quả nghiên cứu trên đã được chuyển giao và áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp và trang trại nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh và trên cả nước. </p> <p style="text-align:justify">Theo TS.Nguyễn Viết Thùy - Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III), công nghệ nuôi cá tầm tại Lâm Đồng hiện nay chủ yếu là các loại hình nuôi ao, bể (xi măng, lót bạt) nước chảy với nguồn nước cấp trực tiếp từ sông, suối đầu nguồn và nuôi trong lồng trên các hồ thủy lợi. Nguồn nước sông, suối tự nhiên vùng đầu nguồn là nguồn nước đảm bảo chất lượng mà không cần qua hệ thống xử lý nước, sử dụng trực tiếp chảy vào hệ thống nuôi và trực tiếp thải trở lại sông, suối vùng hạ lưu trang trại. Nước chảy qua hệ thống các ao, bể nuôi của trang trại liên tục 24/24 giờ; công nghệ nuôi này giúp giảm chi phí sản xuất, cá tăng trưởng nhanh, cho năng suất, chất lượng cao. Nhưng do phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng và chất lượng của nguồn nước tự nhiên tại sông, suối vùng đầu nguồn dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Trong khi vùng nhiệt độ có thể phát triển nuôi cá tầm ở Lâm Đồng có phạm vi lớn, ước tính trên 60% diện tích của tỉnh. </p> <p style="text-align:justify">Để khắc phục hạn chế, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đang phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ nuôi mới phù hợp để có thể mở rộng quy mô phạm vi nuôi cá tầm trên địa bàn tỉnh, nhằm khai thác hết tiềm năng nuôi cá nước lạnh của địa phương, gia tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. </p> <p style="text-align:justify">Chưa đến 20 năm, từ sản lượng ban đầu chỉ vài chục tấn, đến nay đã đạt đến 2.000 tấn/năm, nghề nuôi cá nước lạnh Lâm Đồng phát triển vượt bậc, đứng đầu cả nước nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, cá nước lạnh là ngành nghề mới, để phát triển bền vững trong thời gian tới, cũng theo TS.Nguyễn Viết Thùy, nhiều vấn đề khoa học công nghệ cho thực tiễn sản xuất cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết như: công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi thương phẩm, công nghệ sản xuất thức ăn, phòng, chống dịch bệnh… Cụ thể là, nhập một số loài cá tầm có giá trị kinh tế mà Việt Nam chưa có (cá tầm Kaluga, cá tầm Amua, cá tầm Địa Trung Hải, cá tầm thìa…), nuôi khảo nghiệm, đánh giá, đề xuất đưa vào danh mục được phép sản xuất. Nghiên cứu tạo một số dòng con lai phù hợp với nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam và của Lâm Đồng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ sinh học, mô hình công nghệ tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo sản phẩm an toàn thực phẩm. </p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p> <p style="text-align:justify"> </p>
>