My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Bài 2: Chủ động thích ứng
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<h1 style="text-align:justify">Bài 2: Chủ động thích ứng</h1> <p style="text-align:justify"><strong>Với diện tích sản xuất cà phê khoảng 176 nghìn ha, Lâm Đồng là địa phương sản xuất cà phê đứng thứ 2 cả nước (sau Đắk Lắk). Trước khi EUDR chính thức có hiệu lực, ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng nói chung và các địa phương nói riêng cũng đã chủ động thích ứng.</strong></p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify"><strong>• CÁC ĐỊA PHƯƠNG CHUYỂN ĐỘNG</strong></p> <p style="text-align:justify">Di Linh hiện đang là địa phương có diện tích sản xuất cà phê lớn nhất tỉnh với khoảng 45,6 nghìn ha. Ông Vũ Hồng Long - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Di Linh cho biết, Di Linh khá tự tin với quy định EUDR. Bởi thời gian qua, địa phương đã luôn chú trọng khuyến khích người sản xuất cà phê xây dựng mô hình sản xuất bền vững theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Từ năm 2019, tổ chức IDH đã phối hợp với huyện Di Linh xây dựng các vùng cà phê bền vững. Đến năm 2021, tất cả các xã, thị trấn đều đã tham gia vào các dự án phát triển cà phê bền vững, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Di Linh hiện đang là một trong những địa phương làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh. Diện tích đất có rừng hiện trên 83 ngàn ha và độ che phủ rừng đạt 51,6%. </p> <p style="text-align:justify">Sau khi tiếp cận quy định EUDR, huyện Di Linh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các quy định của châu Âu về chuỗi cung ứng không gây mất rừng rộng rãi trong Nhân dân. Đồng thời, làm việc với các tổ chức phi chính phủ, các công ty thu mua, tập đoàn rang xay cà phê để triển khai các giải pháp đáp ứng quy định EUDR. Ngày 30/6/2023, Phái đoàn liên minh châu Âu do bà Florika, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Môi trường dẫn đầu đã khảo sát thực tế hiện trạng về sản xuất cà phê và công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Di Linh và có nhiều đánh giá khả quan. </p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, quy mô diện tích của các nông hộ ở Di Linh nhỏ lẻ, ước tính có khoảng trên 80.000 mảnh vườn cà phê và dữ liệu thông tin về những diện tích sản xuất, nông hộ này chưa được cập nhật. Trước mắt, Di Linh xác định truy xuất nguồn gốc theo vùng. Tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp liên kết xây dựng, hoàn thiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp mã số và quản lý mã số vùng trồng. Xây dựng hệ thống thông tin về ranh giới liên quan đến vị trí, diện tích rừng tại thời điểm 31/12/2020, làm căn cứ để phục vụ truy xuất nguồn gốc nông sản đối với các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu khi có yêu cầu của EU.</p> <p style="text-align:justify">Còn tại Lạc Dương, diện tích cà phê của huyện đạt khoảng 5,2 nghìn ha. Địa phương này đã triển khai thực hiện Quy định EUDR thông qua việc phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức thảo luận, tham vấn ý kiến của người nông dân sản xuất cà phê cùng các doanh nghiệp sản xuất, thu mua cà phê trên địa bàn từ ngày 23 - 26/5/2023. Đồng thời phổ biến quy định đến toàn thể người dân trên địa bàn.</p> <p style="text-align:justify">Trước đó, giai đoạn 2019 - 2021, từ nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức IDH và SNV nhiều người dân trên địa bàn huyện Lạc Dương đã được hỗ trợ, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp, kết hợp bảo tồn cảnh quan bền vững hướng tới mục tiêu giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng; thúc đẩy phục hồi cảnh quan rừng trong khu vực cảnh quan Lang Biang. Đây là những cơ sở quan trọng để cà phê Lạc Dương đáp ứng các tiêu chuẩn của EUDR.</p> <p style="text-align:justify">Không có nhiều thuận lợi như Lạc Dương và Di Linh, tại huyện Bảo Lâm - một trong những địa phương nóng bỏng các vấn đề về rừng nhiều năm gần đây, ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) huyện thông tin, địa phương đang tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng. Ngành Nông nghiệp địa phương đã lồng ghép nội dung về quy định EUDR để tuyên truyền tới người dân nhằm đảm bảo mục tiêu kép: Bảo vệ rừng, đất rừng và nâng cao chất lượng sản xuất cà phê. Nội dung tuyên truyền nhấn mạnh việc “người trồng cà phê cần hiểu rằng nếu họ phá rừng để sản xuất cà phê thì sản phẩm cà phê sẽ không vào được thị trường châu Âu và ngay cả các thị trường khác có những yêu cầu tương tự”, ông Nguyễn Văn Tùng khẳng định.</p> <p style="text-align:justify"><strong>• TẬP TRUNG XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH BỀN VỮNG</strong></p> <p style="text-align:justify">Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng về chiến lược phát triển cà phê của ngành Nông nghiệp tỉnh. Bởi đây là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Mặt khác, ngành Nông nghiệp cũng đang khuyến khích người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đưa các loại giống tốt vào sản xuất với các quy trình khoa học, phát triển cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và tập trung vào chế biến để tăng giá trị sản phẩm.<br /> Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, sản lượng cà phê của địa phương trên 600 nghìn tấn/năm. Các sản phẩm cà phê nhân, cà phê rang xay của tỉnh đang được xuất khẩu qua thị trường quen thuộc ở các nước châu Âu như: Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia…, các thị trường châu Á như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia… Năm 2022, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh đạt trên 90 ngàn tấn với giá trị trên 180 triệu USD. </p> <p style="text-align:justify">Ông Bùi Đức Hào, Điều phối viên Chương trình Cảnh quan và Cà phê tại khu vực Tây Nguyên (Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững - IDH) cho rằng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: cập nhật cơ sở dữ liệu (CSDL) rừng tham chiếu vào mốc ngày 31/12/2020 và đảm bảo tính đồng bộ dữ liệu của địa chính và lâm nghiệp. Xây dựng CSDL vườn trồng gắn với định vị GPS (hoặc polygon với thửa trên 4 ha) theo từng thửa cà phê, cao su, ca cao, gỗ, dựa trên nền CSDL địa chính của nhóm thửa đã có giấy chứng nhận sử dụng đất, kết hợp với khoanh vẽ thực địa cho nhóm thửa còn lại. Đối với nhóm nông hộ sinh sống, sản xuất giáp rừng và vùng sâu, vùng xa, ngành Nông nghiệp cần có các biện pháp can thiệp nhằm giảm chi phí sản xuất như: tối ưu hóa vật tư, đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng, cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu đầu ra cho nông hộ, đa dạng hóa thu nhập… nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích đã có của các nông hộ.</p> <p style="text-align:justify">Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI cũng đã xác định, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững là mục tiêu chiến lược của tỉnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp tập trung đồng bộ chuyển đổi kép xanh và chuyển đổi số. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, kịp thời kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ xử lý các vụ phá rừng trái pháp luật. Ngoài ra, việc đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số ngành Nông nghiệp, trong đó có nội dung xây dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu các ngành hàng. Cấp mã số vùng trồng và hình thành các vùng nguyên liệu tạo cơ hội cho nông sản xuất khẩu. Phát triển ngành Nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cà phê nói riêng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ…</p> <p style="text-align:justify">Trong quá trình triển khai giải pháp nhằm đáp ứng EUDR, cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng CSDL, tạo khung pháp lý thuận lợi và lồng ghép nguồn lực để nhân rộng các mô hình thành công cùng tiếp cận cảnh quan. Song song với đó, các công ty cà phê cần chung tay, hợp tác đa bên, tiền cạnh tranh vì mục tiêu chung, tổ chức và tăng cường năng lực, tính minh bạch của chuỗi cung ứng và đầu tư hỗ trợ nông hộ một cách toàn diện.</p> <p style="text-align:justify"><em>(CÒN NỮA)</em></p>
>