My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Bài cuối: Hướng phát triển dược liệu bền vững
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<h1 style="text-align:justify"><strong>Bài cuối: Hướng phát triển dược liệu bền vững</strong></h1> <p style="text-align:justify"><strong>Hiện nay, việc trồng các loài cây dược liệu từ diện tích chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả trên đất nông nghiệp và trên diện tích đất rừng gắn với bảo tồn, khai thác với mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng, cho thấy phù hợp định hướng phát triển bền vững trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra cơ hội mới để toàn tỉnh hình thành các vùng nguyên liệu dược liệu chuyên canh trong thời gian tới.</strong></p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify"><strong>• PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2 VÙNG TRỒNG DƯỢC LIỆU</strong></p> <p style="text-align:justify">Mục tiêu từ nay đến năm 2025, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và các địa phương khoanh vùng bảo vệ các loại cây thuốc quý, hiếm trong vùng rừng đặc dụng, vườn quốc gia; trồng bổ sung 20 loài dược liệu tại 7 vùng sinh thái với tổng diện tích 7.500 ha; bảo tồn ngoại vi khoảng 8 giống dược liệu trên diện tích 3 ha tại các khu vườn sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo cung ứng trên 200.000 cây dược liệu các loại trên bịch giống cây phục vụ sản xuất, các sở, ngành chuyên môn tổ chức nghiên cứu sản xuất giống gốc, giống nhập nội có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất một số loại dược liệu có giá trị kinh tế cao di thực về từ các địa phương trong nước. Về phía các cơ quan chức năng tiến hành xây dựng, ban hành quy trình sản xuất, công bố tiêu chuẩn chất lượng giống dược liệu, làm cơ sở tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Qua đó, hoàn thiện 15 quy trình kỹ thuật canh tác dược liệu phù hợp với từng vùng sinh thái và chuyển giao nhân rộng diện tích; đào tạo tập huấn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân về các quy định trong nuôi trồng, khai thác dược liệu tự nhiên, quy trình sản xuất, thu hái, sơ chế bảo quản chất lượng sản phẩm dược liệu.</p> <p style="text-align:justify">Cũng theo số liệu tổng hợp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, đến năm 2025, toàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững 2 vùng trồng dược liệu. Đó là trồng 1.000 ha dược liệu dưới tán rừng, chân đồi, ven sông, suối thuộc quỹ đất lâm nghiệp như sâm Ngọc Linh, đinh lăng, chè dây, trà hoa vàng, hà thủ ô, hoàng liên ô rô, thông đỏ... Và trồng 1.000 ha dược liệu trên đất nông nghiệp (trồng thuần 762 ha, trồng xen 238 ha), sản lượng đạt trên 27.000 tấn (tăng gấp đôi so với năm 2020), bao gồm các loài dược liệu chính như atiso (420 ha), đương quy (190 ha), đảng sâm (33 ha), diệp hạ châu (52 ha), nấm linh chi (4,5 ha), nấm đông trùng hạ thảo (2 ha), sâm ngọc linh (10 ha)... </p> <p style="text-align:justify">Để có sản phẩm dược liệu đảm bảo an toàn, chất lượng cao, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tập trung trước hết ở khâu “tuyên truyền hướng dẫn, tập huấn và hỗ trợ người nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP WHO) đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm dược liệu. Tiếp theo ban hành quy trình canh tác an toàn, chứng nhận chất lượng, công bố thành phần dược chất để làm cơ sở thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết cung ứng nguồn nguyên liệu với các nhà máy chế biến trên cả nước. Và cuối cùng xây dựng và hoàn thiện các quy trình, công nghệ thu hoạch, công nghệ sơ chế, chế biến phù hợp để giữ được tốt nhất các thành phần dược tính của dược liệu...”. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• 50% SẢN LƯỢNG DƯỢC LIỆU ĐƯỢC TINH CHẾ</strong></p> <p style="text-align:justify">Theo đó, tập trung các giải pháp sơ chế, cung cấp nguyên liệu đạt chất lượng cho các nhà máy chế biến dược liệu đông y, tây y trên cả nước, các cơ sở khám, chữa bệnh, từng bước thay thế các nguồn nguyên liệu hiện đang phải nhập khẩu. Đặc biệt, rà soát năng lực tinh chế của các nhà máy, cơ sở hiện có trên địa bàn tỉnh, kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm năng đề xuất ý tưởng, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tinh chế, phát triển sản phẩm mới từ nguồn dược liệu, từ đó hình thành các chuỗi dược liệu giá trị cao, khép kín từ sản xuất đến chế biến thành phẩm, xây dựng nên các thương hiệu dược liệu đặc trưng của tỉnh. Đến năm 2025, toàn tỉnh đạt 50% sản lượng dược liệu được chế biến tinh, có tối thiểu thêm 5 loại thực phẩm chức năng; từ 15 - 20 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có từ 3 - 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.</p> <p style="text-align:justify">“Đến năm 2025, toàn tỉnh hình thành tối thiểu 2 chuỗi cung ứng nguyên liệu dược liệu với các nhà máy chế biến thuốc đông y, tây y lớn trên cả nước. Thu hút các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn đầu tư xây dựng 3 - 5 cơ sở chế biến; mở rộng quy mô trên 30 ha dược liệu đều có ít nhất một chuỗi liên kết, đảm bảo đầu ra cho người sản xuất, nâng tổng số 15 chuỗi kết nối trên 70% diện tích sản xuất dược liệu gắn với thị trường...”, theo ngành Nông nghiệp Lâm Đồng. </p> <p style="text-align:justify">Từ các giải pháp phát triển bền vững, giá trị cao, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương nêu trên, mục tiêu đến năm 2030, sản xuất dược liệu toàn tỉnh đóng góp tỷ lệ tăng trưởng khoảng 2-3% trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp địa phương.</p>
>