My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Lâm Đồng có diện tích trồng dâu, nuôi tằm lớn nhất cả nước, chiếm 76% diện tích, tương đương 10 ngàn ha.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Lâm Đồng có diện tích trồng dâu, nuôi tằm lớn nhất cả nước, chiếm 76% diện tích, tương đương 10 ngàn ha. Để có được sự phát triển này, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp không nhỏ vào nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tơ lụa trên thị trường trong nước và quốc tế.</strong></p> <p style="text-align:justify">Là tỉnh có diện tích dâu tằm lớn nhất cả nước, hiện, Lâm Đồng có 60 hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và 5 làng nghề với hơn 15.000 hộ dân trồng dâu, nuôi tằm trên diện tích gần 10.000 ha dâu (76% diện tích cả nước); năng suất đạt 13.000 tấn kén/năm (chiếm 79% cả nước), sản lượng tơ 1.500 tấn/năm; góp phần lớn trong việc đưa Việt Nam là nước xuất khẩu tơ đứng thứ 4 thế giới với tổng giá trị đạt 72,7 triệu USD. Để có bước phát triển vượt bậc trên, khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo đã đóng góp không nhỏ vào nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tơ lụa trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đã nỗ lực ứng dụng thành công nhiều kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dâu tằm phục vụ phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh.</p> <p style="text-align:justify">Cách đây 35 năm, sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng bắt đầu phát triển mạnh mẽ, việc nghiên cứu chọn tạo giống dâu đã được đặt ra. Qua việc thu thập, so sánh, bình tuyển các giống dâu có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu địa phương. Trung tâm đã chọn được giống dâu Bầu đen, đưa vào sản xuất đại trà và chiếm trên 90% diện tích dâu ở Lâm Đồng. Những năm cuối thế kỷ trước, việc bình tuyển giống, nhập nội giống bằng hình thức hợp tác quốc tế đã thu thập được nhiều giống dâu có triển vọng từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan, từ đó đã tiến hành khảo cứu, chọn lọc ra những giống dâu tốt phù hợp với địa phương, có thể kể giống VA-186, Sa nhị luân, Quế ưu. Các giống dâu này có ưu thế về năng suất, chất lượng lá so với giống bầu đen, nhưng chưa thực thích ứng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh nên diện tích sản xuất còn hạn chế. </p> <p style="text-align:justify">Trong giai đoạn 2000 - 2020, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu và đạt được những kết quả quan trọng; trong đó, thực hiện đề tài cấp bộ “Nghiên cứu chọn tạo và công nghệ nhân giống dâu, tằm” 2006 - 2015, đã chọn tạo và đưa ra sản xuất một số giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt như S7-CB, VA-201, TBL-03. Các giống trên đã được Bộ NN-PTNT cho phép phát triển sản xuất ra khắp vùng Tây Nguyên, năng suất đạt đến 30 - 40 tấn/ha/năm, khả năng kháng sâu bệnh tốt, có tỷ lệ cây sống cao khi trồng bằng hom nên việc phổ biến giống ra sản xuất rất dễ dàng. Với ưu thế vượt trội, các giống dâu mới này đã dần thay thế giống cũ, chiếm từ 90 - 100% diện tích dâu tùy theo từng vùng. </p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, Trung tâm cũng chú trọng nghiên cứu về kỹ thuật canh tác dâu, tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu như: nghiên cứu về chế độ bón phân cho cây dâu, mật độ trồng, chế độ đốn, thu hoạch lá, nghiên cứu yêu cầu về nước tưới và giải quyết vấn đề khô hạn đối với cây dâu... Kết quả nghiên cứu đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho phép áp dụng trong sản xuất đại trà.</p> <p style="text-align:justify">Song song với giống dâu, việc nghiên cứu chọn tạo giống tằm cũng được quan tâm, từ những năm 1990 - 1993, Trung tâm đã lai tạo thành công 4 giống tằm lưỡng hệ và cặp lai tứ nguyên TN10 đã đáp ứng được yêu cầu ươm tơ tự động, tơ đạt cấp 3A; tuy nhiên, đây là cặp lai chỉ phù hợp vào mùa khô ở Lâm Đồng. Tiếp đó, Trung tâm lai tạo thành công giống tằm đa hệ và cặp lai tứ nguyên đa hệ x lưỡng hệ cho năng suất và chất lượng tơ kén khá tốt, đáp ứng được nhu cầu nuôi tằm vào mùa mưa. Vào đúng thời điểm này, Lâm Đồng bắt đầu nuôi đại trà giống tằm lưỡng hệ của Trung Quốc, cơ cấu giống đa lưỡng sản xuất trong tỉnh khó có khả năng cạnh tranh. Giai đoạn 1995 - 2005, Trung tâm đã chọn tạo thành công cặp lai tứ nguyên lưỡng hệ TQ112 có thể nuôi quanh năm ở Lâm Đồng với ưu điểm cho năng suất cao, phẩm chất tơ kén tốt, có sức sống tiệm cận với giống lưỡng hệ Trung Quốc. Chất lượng trứng giống ổn định nên cơ cấu cặp lai TQ112 được đưa ra sản xuất rộng rãi ở Lâm Đồng và phục vụ xuất khẩu với gần 55.000 hộp trứng. Tiếp đó, Trung tâm lai tạo thành công các giống tằm: TN1278 có thể nuôi ở cả mùa mưa và mùa khô, năng suất kén bình quân 42 - 45 kg/hộp trứng 20 g, tơ đạt cấp 2A; giống tằm LĐ-09 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu ở một số vùng sản xuất dâu tằm trọng điểm ở Lâm Đồng, năng suất kén bình quân 42 - 45 kg/hộp trứng 20 g, tơ đạt cấp 3A trở lên, đáp ứng được yêu cầu ươm tơ tự động và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.</p> <p style="text-align:justify">Ngoài ra, Trung tâm còn nghiên cứu công nghệ nhân giống, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất trứng tằm lưỡng hệ và kỹ thuật nuôi tằm tập trung qua các đề tài cấp nhà nước như “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ nâng cao chất lượng tơ kén”, “Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng tơ kén ở Tây Nguyên”. Trong đó, nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm trên khay và trên nền nhà; nghiên cứu về các bệnh ở tằm như vi khuẩn, nấm, virus, động vật nguyên sinh; cải tiến áp dụng các dụng cụ nuôi tằm như né gỗ thay cho né tre (kiểu chữ W), gỡ kén bằng bàn dập… đã tạo bước đột phá làm thay đổi hẳn kỹ thuật nuôi tằm truyền thống, hạn chế bệnh hại tằm, tăng năng suất, chất lượng kén, giảm chi phí vật tư, công lao động, tăng thu nhập cho người nông dân. </p> <p style="text-align:justify">Thực hiện Chương trình ứng dụng KHCN vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, Sở KHCN Lâm Đồng đã phối hợp cùng Trung tâm triển khai 3 dự án về ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm tại Đạ Tẻh và Lâm Hà. Thông qua các mô hình dâu tằm được xây dựng, người dân đã tiếp nhận được các tiến bộ KHCN áp dụng vào sản xuất, bước đầu hình thành các vùng thâm canh dâu tằm tập trung với diện tích hàng ngàn ha; đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy, xí nghiệp ươm tơ, dệt lụa. Các huyện thực hiện dự án đã chủ động phát triển các giống dâu, giống tằm mới với các quy trình công nghệ tiên tiến, đào tạo hàng chục kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho hàng ngàn lượt nông dân. </p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, số lượng sản phẩm KHCN trong lĩnh vực dâu tằm đã chuyển giao ứng dụng còn khiêm tốn so với tiến trình phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm của tỉnh; chưa thực hiện được các nhiệm vụ mang tính liên kết và theo chuỗi nghiên cứu để giải quyết những vấn đề cấp bách mà thực tế sản xuất đặt ra. Việc tổ chức sản xuất trứng giống tằm từ kết quả nghiên cứu chọn tạo giống nhằm giảm áp lực về nhu cầu nhập ngoại trứng giống tằm còn chậm và thiếu các giải pháp KHCN mang tính đồng bộ, đột phá. Nhiều thành quả nghiên cứu chưa được vận dụng vào thực tiễn một cách triệt để hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực.</p> <p style="text-align:justify">Theo ThS.Nguyễn Đức Dũng - Chuyên gia dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu phát triển cây dâu, con tằm ở Lâm Đồng, trong thời gian tới, để bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, cần xây dựng các chương trình nghiên cứu có tính thực tiễn cao, có khả năng lan tỏa, tạo giá trị lớn từ thành quả nghiên cứu KHCN về lĩnh vực dâu tằm vốn là thế mạnh và sở trường của Trung tâm. Cần nghiên cứu, đề xuất các đề tài, dự án mang tính tổng thể như nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trứng giống tằm cấp 2, chủ động trứng giống tằm phục vụ cho sản xuất dâu tằm, thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững hiện đại đến năm 2025, định hướng 2030 theo Nghị quyết 21 của Tỉnh ủy.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p> <p style="text-align:justify"> </p>
>