My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Một tổ dân phố, với đa số thành viên là nông dân đã thoát nghèo từ cây dâu tằm. Không chỉ nhờ vào cây dâu, vào kén, họ còn vươn lên từ tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Một tổ dân phố, với đa số thành viên là nông dân đã thoát nghèo từ cây dâu tằm. Không chỉ nhờ vào cây dâu, vào kén, họ còn vươn lên từ tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Đó là Tổ dân phố 8B, phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width:100%"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220221152312images2435950_T3b_z3190891504662_2ed373741d359e3d6c5cfa7b5c72ce57.jpg" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align:center"><span style="color:#c0392b"><em>Nuôi tằm tại gia đình ông Phạm Đình Dũng, thành viên Tổ hợp tác Dâu tằm 8B</em></span>.</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Anh Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Lộc Tiến chia sẻ, Tổ dân phố 8B dù nằm trên địa bàn phường nhưng hầu hết bà con vẫn sống với nghề nông. Trước đây, bà con kinh tế còn rất khó khăn, giá nông sản bấp bênh, được mùa mất giá là chuyện thường xảy ra. Và, bà con đã tìm hướng đi mới, đoàn kết với nhau cùng canh tác dâu, nuôi tằm. Để hôm nay, Tổ dân phố 8B đã không còn người nghèo, người khó.</p> <p style="text-align:justify">Cô Phạm Thị Năm, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dâu tằm 8B vừa thoăn thoắt hái lá dâu, vừa kể lại những ngày xưa của bà con. Cô bảo, hồi ấy khó khăn lắm, bà con chủ yếu trồng cà phê, trồng rau. Nhưng diện tích đất nông nghiệp của bà con trong Tổ không nhiều nên cũng chỉ vừa đủ ăn, không dư dả. Rồi vài hộ mang theo nghề trồng dâu nuôi tằm về Tổ 8B thử nghiệm. Đất đỏ bazan hợp với cây dâu, lại được chuyển giao giống dâu siêu cao sản S7-CB nên nhanh chóng có thu. Ban đầu là một hai hộ, cây dâu, con tằm dần dần lan ra hàng chục hộ trong Tổ. Trồng dâu nuôi tằm cho thu nhanh, dâu trồng 3 tháng là có thể hái, tằm thì mỗi tháng 1 lứa. Vậy là bà con hướng dẫn, hỗ trợ nhau giống để trồng dâu. Cô Năm chia sẻ: “Ban đầu là tự phát, năm 2015, thấy bà con trồng dâu, nuôi tằm khá nhiều nên chúng tôi động viên nhau thành lập Tổ hợp tác Dâu tằm. Ban đầu có 12 hộ, chủ yếu loanh quanh cùng xóm, dần dần lên tới 22 hộ năm 2018, hiện có 27 hộ tham gia Tổ hợp tác Dâu tằm. Đến năm 2019, Hội Nông dân phường hướng dẫn bà con thành lập chi hội nghề nghiệp. Gần như các hộ nuôi tằm trong tổ dân phố đều tham gia vào Tổ hợp tác Dâu tằm hết”. Mục tiêu của Tổ hợp tác Dâu tằm 8B giờ là thu hút thêm thành viên, cùng hỗ trợ nhau trồng dâu, nuôi tằm tốt hơn. Cô Năm cho biết, Tổ 8B đang thu hút thêm nhiều thành viên tại các tổ dân phố xung quanh, thậm chí các xã, các phường lân cận, không chỉ bó gọn trong phường Lộc Tiến. Với cô, đoàn kết chính là sức mạnh của người nông dân, hướng đến sự phát triển bền vững. </p> <p style="text-align:justify">Hiện, Tổ hợp tác Dâu tằm Tổ dân phố 8B có 27 thành viên và 25 ha dâu. Năng suất dâu trồng tại Tổ 8B xấp xỉ đạt 20 tấn/năm, là năng suất trung bình với giống dâu S7-CB. Với diện tích dâu lớn như vậy, mỗi tháng, bà con phải nuôi xấp xỉ 50 hộp trứng. Giá kén nhiều năm nay ổn định nên đem lại khoản thu không nhỏ. Ông Phạm Đình Dũng, Hẻm 89 đường Phùng Hưng, thành viên của Tổ hợp tác từ ban đầu cho biết: “Tham gia Tổ hợp tác là bà con giúp nhau được rất nhiều, từ hỗ trợ giống dâu, đổi công hái nhau, hỗ trợ tằm con…, tất cả đều chia sẻ hết. Cây dâu, con tằm giúp bà con Tổ 8B khá hẳn, có kinh tế xây dựng đời sống gia đình”. Ông Dũng cho biết, ban đầu còn khó khăn, bà con hỗ trợ nhau vốn để trồng dâu, mua tằm giống, mua nong, né..., không tính lời lãi. Nhiều hộ từ nguồn hỗ trợ ban đầu nay đã ổn định sản xuất, có thu nhập hàng tháng. Thành viên có khó khăn gì về mặt kỹ thuật đều được hướng dẫn tận tình. Thành lập chi hội nghề nghiệp vào năm 2019, Tổ được nhận thêm nhiều hỗ trợ của Hội Nông dân cũng như nhiều đơn vị khác. Như 5 hộ trong Tổ được Hội Nông dân cho vay 200 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, có kinh phí đầu tư sản xuất. Hay chị Vũ Thị Vân, nông dân khó khăn được Hội Phụ nữ hỗ trợ 50 triệu đồng phát triển kinh tế gia đình... </p> <p style="text-align:justify">Anh Nguyễn Hoàng Sơn thông tin thêm, Hội cũng hỗ trợ các tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, từ hỗ trợ vốn vay ưu đãi, giới thiệu doanh nghiệp liên kết cho đến cung cấp thông tin. Hội nắm thông tin về giá kén để cung cấp cho hội viên, hỗ trợ bà con bán với giá tốt. Như Chi hội nghề nghiệp dâu tằm 8B, từ cây dâu, con tằm, từ sự đoàn kết của những người nông dân, đời sống của bà con đã thay đổi, mỗi ngày mỗi vươn lên.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>