My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng triển khai Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, đạt những kết quả đáng ghi nhận trên nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng triển khai Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, đạt những kết quả đáng ghi nhận trên nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn. </strong></p> <p style="text-align:justify">Qua khảo sát với điều kiện khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đến nay gieo trồng đa dạng các loại cây trồng hàng năm 125.673 ha gồm: các loại hoa 9.014 ha; rau 73.532 ha; lúa 5.045 ha; cây lâu năm gần 267.307 ha (cà phê 172.922 ha; cây ăn quả 29.074,7 ha; điều 23.129,6 ha; chè 11.287 ha; dâu tằm 9.440 ha…). Lĩnh vực trồng trọt cùng với lĩnh vực chăn nuôi chuyển đổi cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật mới đã giúp ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đạt tỷ trọng 40,1% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. </p> <p style="text-align:justify">“Tỉnh Lâm Đồng với diện tích đất canh tác lớn, được thiên nhiên ưu đãi phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong đó có sử dụng chất hóa học để thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong vùng sản xuất...”, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng nhận định. </p> <p style="text-align:justify">Để hạn chế tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, ngày 20/11/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2666/QĐ-UBND triển khai Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025. Đến nay, sau gần 3 năm thực hiện Đề án, toàn tỉnh đã xác định 171 vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, xây dựng 14 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ như cà phê, lúa, mắc ca, rau ăn củ, củ năng, măng tây, chè, gà đẻ trứng… để từng bước nhân rộng trên địa bàn; 2 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, chế biến bảo quản sản phẩm hữu cơ, đạt 40% mục tiêu của đề án.</p> <p style="text-align:justify">Qua đó, toàn tỉnh hỗ trợ cấp 13 Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ của Việt Nam và các nước trên thế giới với hơn 63 ha, đạt tỷ lệ 32,5% mục tiêu Đề án. Bên cạnh đó, các đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ động nhân rộng sản xuất và đã được cấp 22 Giấy chứng nhận hữu cơ với diện tích gần 1.352 ha. Cụ thể diện tích các loại cây trồng được cấp Chứng nhận hữu cơ gồm: hơn 1.110 ha điều (huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên); gần 64 ha diện tích rau, củ, quả (các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương và TP Đà Lạt); gần 48 ha cà phê (huyện Di Linh và huyện Lâm Hà); 30 ha lúa (huyện Cát Tiên); 6,5 ha (huyện Lạc Dương và TP Đà Lạt); 5 ha chè (huyện Lâm Hà); 3,6 ha mắc ca (huyện Di Linh); gần 4 ha măng cụt, phúc bồn tử và 4 ha nếp quýt (huyện Đạ Tẻh). Riêng chăn nuôi tại huyện Di Linh và huyện Đơn Dương đang canh tác 140 ha diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi 1.005 con bò sữa đạt Chứng nhận hữu cơ tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. </p> <p style="text-align:justify">Kết quả toàn tỉnh xây dựng và ban hành 17 quy trình tạm thời về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn gồm: Rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, củ năng, lúa, chè, cà phê, sầu riêng, bơ, chuối, mắc ca, atiso, nấm rơm, đương quy, bò sữa, bò thịt và gà đẻ trứng... Với quy trình này, toàn tỉnh tổ chức 30 lớp tập huấn chuyển giao cho 1.140 lượt người tham dự, đạt 85,7% mục tiêu Đề án.</p> <p style="text-align:justify">Để đạt và vượt mục tiêu Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tiếp tục kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên liệu đầu vào sản xuất, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn chứng nhận khi lưu thông trên thị trường. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới đạt năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với dịch hại và thích ứng với biến đổi khí hậu.</p> <p style="text-align:justify">Đồng thời, mở rộng các mô hình liên kết giữa người sản xuất với đơn vị cung ứng vật tư đầu vào, liên kết với các đầu mối thị trường tiêu thụ để phối hợp quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và phát triển ổn định thị trường sản phẩm hữu cơ trong nước, hướng đến thâm nhập thị trường xuất khẩu.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>