My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Thị trường cà phê hữu cơ huyện Di Linh dự kiến sẽ dần sôi động khi có thêm nhiều người dân thực hiện canh tác cà phê hữu cơ nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Thị trường cà phê hữu cơ huyện Di Linh dự kiến sẽ dần sôi động khi có thêm nhiều người dân thực hiện canh tác cà phê hữu cơ nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại.</strong></p> <p style="text-align:justify">Tại huyện Di Linh, một trong những địa phương đang có diện tích cà phê hữu cơ ngày một mở rộng, người dân và hợp tác xã sản xuất cà phê hữu cơ không chỉ có bạn hàng xuất khẩu mà có thể bán tại thị trường nội địa khi nhu cầu của người tiêu dùng trong nước tăng. Ông Trần Mai Bình (ngụ Thôn 5, xã Tân Châu, huyện Di Linh) là một trong những người phát triển mô hình cà phê hữu cơ đạt hiệu quả cao ở huyện Di Linh chia sẻ, trong xu hướng sử dụng cà phê rang xay nguyên chất, không độn bắp, đậu nành hay phụ gia, người tiêu dùng hiện rất ưa chuộng loại cà phê không hóa chất ngay từ khâu canh tác.</p> <p style="text-align:justify">Chính vì vậy, khi chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, giá bán thường gấp đôi giá thị trường, đem lại niềm vui, sự tin tưởng của người nông dân trong quá trình kiên trì với việc canh tác cà phê sạch. Ông Bình cũng như bao người nông dân tại Di Linh trồng chủ lực cây cà phê Robusta. Nhưng một thời gian dài giá cà phê nhân xô cuối mùa chỉ dao động ở mức từ 33.000 tới 44.000 đồng/kg. Khi trừ chi phí công thu hoạch, chăm sóc, thuốc, phân, nước tưới, người nông dân có khi chỉ lấy công làm lời, so với một số loại cây trồng khác có vẻ thất thế thấy rõ. </p> <p style="text-align:justify">Tới năm 2019, qua bạn bè và tìm hiểu một số nơi, gia đình ông quyết định chuyển hướng đi mới, đưa toàn bộ 4,5 ha cà phê đã cho thu hoạch sang canh tác theo quy trình cà phê hữu cơ. “Trồng và chăm sóc cà phê hữu cơ đơn giản nhưng phải tuân thủ đúng quy trình. Khi chấm dứt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, chắc chắn sản lượng cà phê sẽ giảm mạnh. Đây là lúc người nông dân cần kiên trì với cách chăm sóc mới, thu hái trái chín 100%, tận dụng phế phụ phẩm như vỏ cà phê, cành lá các loại cây trong vườn để ủ cùng chế phẩm kết hợp các nguồn phân bón hữu cơ, vi sinh để bón cho cây và tạo môi trường sống cho các loài thiên địch. Khi cà phê bị sâu, bệnh hại chỉ sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng ngừa”, ông Bình cho biết.</p> <p style="text-align:justify">Nhờ kiên trì thực hiện sản xuất theo quy trình hữu cơ, chỉ tầm 2 tới 3 năm sau, vườn cà phê bắt đầu dần phục hồi, năng suất tăng dần từ 3 tới gần 3,5 tấn nhân/ha. Cuối năm 2021, nhờ các kênh kết nối, quảng bá sản phẩm, cà phê của gia đình ông Bình đã được một số bạn hàng từ TP Hồ Chí Minh quan tâm, hợp đồng thu mua với mức giá cao hơn cà phê truyền thống tại địa phương. Đây là quả ngọt đầu tiên đối với những người mạnh dạn đi theo con đường canh tác nông nghiệp mới như ông Bình.</p> <p style="text-align:justify">Trong giai đoạn này, ông Bình đã cùng với 3 hộ gia đình khác tại địa bàn huyện Di Linh thành lập Tổ hợp tác Hoa Linh Coffee chuyên sản xuất cà phê hữu cơ chất lượng cao và đến nay đã phát triển thành Hợp tác xã Hoa Linh Coffee với vùng nguyên liệu lên đến 15 ha. </p> <p style="text-align:justify">Tại địa bàn xã Đinh Lạc, huyện Di Linh hiện nay còn có 35 ha cà phê chuẩn hữu cơ (thuộc Công ty TNHH Nông sản thực phẩm hữu cơ Việt Nam) do 4 thanh niên địa phương kiên trì tạo dựng. Đặc biệt, vào ngày 1/3/2023, sau hàng loạt cuộc đánh giá, kiểm tra về vùng đệm, vùng cách ly, nguồn nước, nguồn đất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kim loại nặng…, mô hình cà phê của Công ty đã được cấp chứng nhận USDA của Chương trình Hữu cơ quốc gia, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Đây là động lực lớn để những người làm cà phê hữu cơ địa phương tiếp tục nâng tầm thương hiệu, giá trị và chất lượng hạt cà phê được trồng trên vùng đất Di Linh.</p> <p style="text-align:justify">Ông Vũ Hồng Long - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Di Linh cho biết, toàn huyện có trên 45.000 ha cà phê với tổng sản lượng hàng năm khoảng 145.000 tấn và khoảng 95% cà phê của địa phương phục vụ xuất khẩu nhưng diện tích sản xuất cà phê hữu cơ đạt chứng nhận còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, tin vui là ngày càng nhiều người dân quan tâm tới việc trồng cà phê hữu cơ bền vững. Do vậy, địa phương đang tiếp tục khuyến khích người dân, doanh nghiệp, các tổ hợp tác, hợp tác xã tập trung sản xuất cà phê hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm cho cây trồng truyền thống, chủ lực của địa phương.</p> <p>http://baolamdong.vn/</p>
>