My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Giai đoạn 2021 - 2023 với những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, TP Đà Lạt tạo động lực mới trong phát triển các lĩnh vực kinh tế, trong đó đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đạt tăng trưởng bình quân năm sau tăng hơn năm trước từ 6,6% đến 10,25%.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Giai đoạn 2021 - 2023 với những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, TP Đà Lạt tạo động lực mới trong phát triển các lĩnh vực kinh tế, trong đó đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đạt tăng trưởng bình quân năm sau tăng hơn năm trước từ 6,6% đến 10,25%. </strong></p> <p style="text-align:justify"><strong>• TỪ NHỮNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ</strong></p> <p style="text-align:justify">Số liệu thống kê toàn TP Đà Lạt đến nay đạt 7.050 ha sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chiếm 67% tổng diện tích nông nghiệp. Trong đó rau (2.773 ha), dâu tây (140 ha), atiso (110 ha), hoa (l.986 ha), chè (230 ha), cà phê (1.811 ha). Có tất cả 7 doanh nghiệp, gồm: Công ty CP CNSH Rừng hoa Đà Lạt, Dalat Hasfarm, Đà Lạt GAP, Trang trại Langbiang, Sinh Học Sạch, công nghệ sinh học F1, Quang Nguyên Đà Lạt được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. </p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó có 2 làng hoa truyền thống Vạn Thành và Thái Phiên được công nhận tiêu chí vùng nông nghiệp công nghệ cao; Công ty TNHH Organik Đà Lạt (4,5 ha) và Chi nhánh Công ty TNHH Trồng trọt thương mại Kim Bằng (1 ha) được chứng nhận sản xuất theo quy trình hữu cơ. Thành phố cũng đã hỗ trợ 16 tổ chức, cá nhân sản xuất 31 ha VietGAP; 14 mô hình sản xuất công nghệ cao đối với các loại dâu tây, ớt ngọt trên giá thể, cải tạo chất lượng giống khoai lang mật; cây trà hoa vàng; 20 mô hình nông nghiệp thông minh.</p> <p style="text-align:justify">Đáng kể trên địa bàn TP Đà Lạt hiện có 64 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, riêng giai đọan 2021 - 2023 thành lập mới 15 HTX nông nghiệp. Tiêu biểu hoạt động hiệu quả gồm các HTX Vườn nắng (Phường 3); Sống Lành (Phường 7); Anh Đào, Vũ Hóa, RAVANA, Làng Tấm (Phường 9); Lâm Hồng (Phường 10); Thuận Phát (Phường 12); Bình Sơn (Trạm Hành); Viva Đà Lạt (Xuân Thọ). Đến nay, TP Đà Lạt phát triển 52 chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và nông hộ khép kín từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản. Cụ thể như mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cà phê (HTX Song Vũ); atiso (Công ty Trà Ngọc Duy); các loại rau (Công ty TNHH Vườn Rau Đà Lạt, Công ty TNHH Nông sản thực phẩm Thảo Nguyên, Công ty TNHH Việt FARM); hoa cắt cành (HTX Vạn Thành 1, Công ty TNHH Quỳnh Phương). </p> <p style="text-align:justify">Ngoài ra, toàn TP Đà Lạt có 57 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (2 sản phẩm OCOP 5 sao, 3 sản phẩm OCOP chờ công nhận 5 sao, 37 sản phẩm OCOP 4 sao, 15 sản phẩm 3 sao) thuộc các nhóm hàng đặc trưng chế biến từ atiso, cà phê, dâu tây, phúc bồn tử, hồng treo gió, đông trùng hạ thảo. Giá trị thu hoạch bình quân trong năm 2023 đạt 470 triệu đồng/ha, tăng 117,5% so với năm 2021, trong đó rau cao cấp đạt 830 triệu đồng/ha, hoa đạt 970 triệu đồng/ha. Xuất khẩu rau, củ, quả trong năm 2021 đạt 2.078 ngàn USD và 261 triệu cành hoa; trong năm 2022 đạt 3.387,5 ngàn USD và 328 triệu cành hoa.</p> <p style="text-align:justify"><strong>• TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN 10%/NĂM</strong></p> <p style="text-align:justify">Mục tiêu kết thúc giai đoạn 2021 - 2025, TP Đà Lạt đạt giá trị sản xuất bình quân tăng trên 10%/năm. Trong đó, khu vực I, II, III tăng lần lượt 6,5%/năm, 8,5%/năm và trên 12,5%/năm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 618 triệu USD. Tương ứng với tỷ trọng trong cơ cấu toàn ngành kinh tế của thành phố 12 - 14% (khu vực I); 18 - 20% (khu vực II); 70 - 72% (khu vực III). </p> <p style="text-align:justify">Trong các khâu đột phá đến năm 2025, TP Đà Lạt tiếp tục tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững, tiếp cận đa ngành, hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, gắn với xây dựng và mở rộng liên kết chuỗi, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó biến đổi khí hậu...”. </p> <p style="text-align:justify">Theo định hướng đó, TP Đà Lạt triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất gắn với sơ chế, chế biến, bảo quản, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, triển khai đồng bộ những nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của thành phần kinh tế hợp tác, qua đó góp phần hình thành các mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp. </p> <p style="text-align:justify">“Xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, thành phố kết nghĩa với Đà Lạt trên cơ sở phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trong đó đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước đưa Đà Lạt trở thành trung tâm hội thảo, hội nghị quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia…”, ngành Nông nghiệp Đà Lạt xác định.</p> <p style="text-align:justify">http://baolamdong.vn/</p>
>