My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Nhô Wèr là một nghi lễ nông nghiệp của người K’Ho (nhóm K’Ho Srê, tức nhóm người K’Ho làm ruộng nước) ở cao nguyên Di Linh, thể hiện sự ơn N’Du Yàng Kòi (vị thần ngự trong hạt lúa, theo tín ngưỡng đa thần của cư dân bản địa Tây Nguyên) đã chỉ dạy cho người K’Ho Srê cách thức canh tác lúa nước, từ việc chọn vị trí đất để lập ruộng đến việc chế tác nông cụ sản xuất, bảo vệ mùa màng...
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Nhô Wèr là một nghi lễ nông nghiệp của người K’Ho (nhóm K’Ho Srê, tức nhóm người K’Ho làm ruộng nước) ở cao nguyên Di Linh, thể hiện sự ơn N’Du Yàng Kòi (vị thần ngự trong hạt lúa, theo tín ngưỡng đa thần của cư dân bản địa Tây Nguyên) đã chỉ dạy cho người K’Ho Srê cách thức canh tác lúa nước, từ việc chọn vị trí đất để lập ruộng đến việc chế tác nông cụ sản xuất, bảo vệ mùa màng...</strong></p> <p style="text-align:justify">Một người con của cao nguyên Di Linh - chị Ka Trinh chia sẻ: “May còn những người già ở thôn K’Long Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh) đang nắm giữ các lễ nghi truyền thống của người K’Ho Srê, rồi tiến hành tổ chức Nhô Wèr cho những đồng tộc tham dự, chúng tôi - những người trẻ - mới có cơ hội để hiểu thêm về dân tộc mình, về nét văn hóa đặc sắc của người K’Ho làm ruộng nước”. Tâm sự của chị Ka Trinh cũng là tâm trạng chung của những người trẻ K’Ho Srê. Anh K’Trang Bus bày tỏ: “Ngày nay, việc thấy lại các nghi lễ như Nhô Wèr là rất khó. Thật sự chúng tôi rất mừng, khi được tham gia Nhô Wèr tại thôn K’Long Trao do những người K’Ho Srê trong thôn tổ chức”.</p> <p style="text-align:justify">Nhô Wèr là nghi lễ uống mừng cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Mục đích của nghi lễ này, cầu cho cây lúa trổ bông đều, trổ bông đẹp. Những người K’Ho Srê ở đây cho biết, thời điểm tổ chức Nhô Wèr thường rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch, tùy theo lúa đón đòng sớm hay muộn. Năm nay, căn cứ thực tế, người K’Ho Srê ở thôn K’Long Trao 1 tổ chức nghi lễ này, vào ngày 19/10. Trước khi diễn ra Nhô Wèr, già làng cùng những người có uy tín trong bon bàn bạc, rồi đi đến ấn định ngày, giờ tổ chức cũng như quyết định con vật hiến sinh là trâu hay dê. Ấn định ngày xong, già làng cùng những người có uy tín trong bon làm một lễ nhỏ gồm 1 con gà, 1 chóe rượu cần... để thông báo với thần linh, rằng ngày, giờ Nhô Wèr đã định, mong Yàng về dự cùng dân bon và sau đó đổ nước vào than cho khói bay lên, báo cho Yàng biết. Mọi việc đã định sẵn, người đứng đầu dòng tộc có nhiệm vụ thông báo cho các thành viên trong dòng tộc chuẩn bị các khoản đóng góp như rượu cần, gà, củi... và tham gia lễ hội. Già làng phân công thanh niên đi tìm dây mây, cây rừng, cỏ tranh... để dựng Hìu Wèr (nhà chuyên dụng cho việc uống mừng cây lúa làm đòng) và cắt cử dân bon tham gia tu sửa giếng nước, đường trong xóm, đường ra cánh đồng. Già làng cũng là người phân công những người khéo tay đảm nhận công việc trang trí và dựng cây nêu cũng như cử người có kinh nghiệm trong việc chọn trâu đi tìm mua trâu ở những địa phương khác.</p> <p style="text-align:justify">Một ngày trước khi lễ chính diễn ra, mọi người dựng hìu wèr, dựng cây nêu, làm dây cột trâu, hàng rào ngăn trâu... Mọi chuyện đâu đã vào đấy, dân bon chính thức khai hội. Từ sáng sớm, dân bon đã tụ tập đông đủ tại Hìu Wèr. Bên ngoài quanh cây nêu, âm nhạc cồng chiêng cất lời mời gọi. Bên trong hìu wèr, cồng chiêng lại vang nhịp đối đáp. Âm thanh cồng chiêng vừa dứt, một thanh niên huýt sáo 3 lần mời gọi ông K’Iăh Brăh Yàng (thần núi Brăh Yàng) đến chung vui cùng dân bon và nhận lấy máu và thịt của con vật hiến tế. Già làng và một người nữa đứng trước cây nêu, khấn cầu Yàng cho mưa thuận gió hòa, cho cây lúa sinh sôi nảy nở, cho bông lúa trổ đều, cho hạt thóc chắc mẩy, cho vụ mùa bội thu, cho dân bon nhiều sức khỏe... Sau đó, con vật hiến tế được dâng lên Yàng. Mọi người lấy một ống tre nhỏ (ding jrơ kà) cộng với than, rồi bôi máu con vật hiến sinh vào đó và đem cắm tại bờ ruộng, với mong ước Yàng sẽ chở che cho cây lúa không gặp phải gió bão, không bị các con vật phá hại. </p> <p style="text-align:justify">Sau phần nghi lễ là đến phần hội với những trò chơi dân gian của các chàng trai cô gái trẻ. Trong khi những người trẻ vui chơi các trò chơi dân gian, một số đàn ông và đàn bà lại được dịp trổ tài nấu nướng. Từ thịt trâu, người K’Ho Srê chế ra thành nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt là món Jă rơpu, một món ăn không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống. Già làng và những người có uy tín trong bon thì đón tiếp khách từ nơi xa đến tham dự trong Hìu Wèr. Mọi người cùng nhau ăn cơm, ăn thịt trâu, uống rượu cần, hát đối đáp rất vui vẻ. Những người khách đến dự cũng không quên mang theo một ít gạo và rượu để góp phần vào cuộc vui chung của dân bon. Thịt con vật hiến tế sau đó được chia đều cho mọi người, kể cả các vị khách đến từ những nơi xa. Mặt trời trôi dần về phía bên kia dãy núi cũng là thời điểm dân bon và khách rời Hìu Wèr để trở lại nhà. Tuy nhiên, những người khách khi ra khỏi Hìu Wèr lại được mời đến thăm nhà người thân và lại tiếp tục ăn uống, đánh cồng chiêng, hát đối... kéo dài tận khuya.</p> <p style="text-align:justify">Trước đây, Hìu Wèr - nơi để đón tiếp và tổ chức Nhô Wèr - là một ngôi nhà chắc chắn, nhưng nay, căn nhà ấy đã được biến đổi cho phù hợp với cuộc sống đương đại, chỉ còn là một căn nhà bằng tre, nứa, tranh nhỏ và là nơi để tiến hành nghi thức cúng tế.</p> <p style="text-align:justify">Theo chị Ka Thương, Nhô Wèr tuy quy mô và phạm vi không lớn như Nhô Lir bong (uống mừng lúa mới) nhưng nó vẫn là một sự kiện văn hóa quan trọng, mang đậm dấu ấn văn hóa của người K’Ho Srê, rất cần phải gìn giữ và phát triển.</p>
>