My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hiến (đoàn Hải Phòng) đặt vấn đề: hiện nay nguồn lực trong dân rất lớn, làm sao để huy động nguồn lực này cho đầu tư phát triển.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hiến (đoàn Hải Phòng) đặt vấn đề: hiện nay nguồn lực trong dân rất lớn, làm sao để huy động nguồn lực này cho đầu tư phát triển. Theo đại biểu Đỗ Mạnh Hiến, các địa phương, trong đó có Hải Phòng cần rất nhiều nguồn lực. Nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực ngân sách, nguồn lực của doanh nghiệp thì chưa đủ. Đồng chí Đỗ Mạnh Hiến cho rằng, cần phải có giải pháp huy động nguồn lực trong dân, để vàng, đô la Mỹ, tiền Việt Nam được đưa vào sản xuất, kinh doanh, được sinh sôi nảy nở, còn hơn là tích lũy để dành, “nằm chết” một chỗ.</strong></p> <p style="text-align:justify">Đây cũng là tâm tư, trăn trở chung của lãnh đạo các ngành, các địa phương. Hàng năm, nguồn vốn trong dân cư được hình thành và ngày càng nhiều lên. Nguồn vốn này nếu được huy động hiệu quả chắc chắn sẽ gia tăng tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội, giảm vay vốn từ bên ngoài. </p> <p style="text-align:justify">Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 7/2023, số dư tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng đạt 6,38 triệu tỷ đồng, tăng 8,93% so với cuối năm 2022. So với cuối tháng 8/2022, tổng số dư tiền tiết kiệm của dân cư gửi vào ngân hàng tăng thêm gần 752.600 tỷ đồng. Số dư tháng 7 cũng đã vượt kỷ lục của tháng 6 khi tăng thêm 6.707 tỷ đồng. Đây là số dư tiền gửi tiết kiệm lớn nhất từ trước tới nay.</p> <p style="text-align:justify">Còn với vàng, hiện chưa có con số thống kê đầy đủ về lượng vàng tích trữ trong dân. Chỉ biết rằng theo con số ước tính của nhiều chuyên gia kinh tế, có thể lên tới 500 tấn vàng, thậm chí còn có ước tính lên tới hàng nghìn tấn. Cứ nhìn vào thực tế mua, bán vàng hàng ngày của người dân thì biết, phần lớn mua vàng tích trữ; còn lại là mua để đầu cơ; để trao đổi. Còn với đồng đô la Mỹ, chưa có thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn, người dân Việt Nam cũng nắm giữ không nhỏ.</p> <p style="text-align:justify">Điều đáng nói, ngoài gửi tiết kiệm bằng đồng tiền Việt Nam là còn có lãi, còn lại cả vàng và đô la Mỹ đều không có lãi. Tức là người dân nắm vàng, đô la Mỹ đều chỉ nhìn vào mức tăng giá của các loại tài sản này mà thôi.</p> <p style="text-align:justify">Nguồn lực trong dân lớn như vậy nhưng huy động lại hoàn toàn không dễ. Điều băn khoăn, trăn trở là làm sao để người dân yên tâm bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh, chứ không phải tập trung vào nhà cửa, đất đai hay vàng, bạc, đô la Mỹ… với tâm lý chủ yếu là tích trữ, gửi tiết kiệm. Thời gian gần đây, những rủi ro trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng làm người dân lo ngại, càng làm “co lại” ý chí đưa tiền, vàng ra kinh doanh. Tiền, vàng cả núi mà để “ngủ yên”.</p> <p style="text-align:justify">Vấn đề đặt ra ở đây là với tiền Việt Nam, đô la Mỹ, hệ thống ngân hàng có thể huy động được và đầu tư trở lại cho các nhu cầu của nền kinh tế. Rất nhiều người dân đồng thuận để ngân hàng “giữ hộ” đô la Mỹ dù không có được một đồng lãi nào để bảo đảm an toàn. </p> <p style="text-align:justify">Nhưng với vàng thì lại khác, rất khó và chưa có lời giải. Đề án huy động vàng trong dân bao năm nay vẫn ngủ yên. Dù là lập sàn vàng quốc gia hay các ngân hàng thương mại lại được phép huy động vàng thì các chuyên gia kinh tế đều cho là có nhiều bất ổn và đưa ra nhiều ý kiến, lập luận khác nhau. Người thì cho rằng, vàng trong dân là rất lớn nhưng khi huy động được, Nhà nước sẽ sử dụng như thế nào khi nguồn cung tiền cho nền kinh tế tăng lên và phải tìm ra các giải pháp thực hiện các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro vốn chẳng hề dễ dàng và gây thêm áp lực cho ngân hàng Trung ương khi đang phải chịu trách nhiệm rất nặng nề giữ ổn định thị trường tài chính tiền tệ. Người thì khẳng định, huy động vàng mà chưa đưa ra được phương án là huy động như thế nào, lãi suất bao nhiêu, phương án trả lãi như thế nào, gửi vào rút ra có thuận tiện hay không, cơ chế nào để phòng ngừa rủi ro về giá vàng cho người dân… sẽ rất khó thực hiện. Chưa nói tới việc vàng trong dân tuy lớn nhưng lại nằm rải rác ở nhiều nơi. </p> <p style="text-align:justify">Vì thế, ngoại trừ những người mua vàng với mục đích đầu cơ, kinh doanh thì đang có một số lượng không nhỏ người dân mua vàng để tích lũy, để bảo đảm an toàn tài chính cho gia đình và cá nhân mình. Vì dù ở đâu, bao giờ, dù trong thời chiến hay trong thời bình, quan niệm đã ăn sâu bén rễ trong người dân vẫn là vàng luôn có giá trị đích thực và so với các loại tiền giấy khác thì giữ vàng sẽ yên tâm hơn hẳn. Suy nghĩ đó của người dân là có cơ sở nhưng nếu để buông, để mặc kệ vàng trôi nổi trong dân cũng không phải là biện pháp hữu hiệu. Quan trọng hơn cả vẫn là các giải pháp xây dựng, bảo đảm được môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, sôi động nhưng ổn định, bền vững để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh thay vì tích trữ vàng, đô la Mỹ; để nguồn lực rất lớn này luôn tuần hoàn, mang lại lợi ích to lớn cho cả nền kinh tế và cho các gia đình.</p>
>