My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Năm Quý Mão 2023 sắp khép lại để đón năm mới Giáp Thìn 2024 trong niềm vui và khí thế mới. Đối với công dân TP Đà Lạt và giới văn nghệ sĩ (VNS) tỉnh Lâm Đồng, năm 2023 là một năm đặc biệt: Chào mừng Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển và Đà Lạt đón nhận danh hiệu“Thành phố Sáng tạo Âm nhạc”của UNESCO...
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Năm Quý Mão 2023 sắp khép lại để đón năm mới Giáp Thìn 2024 trong niềm vui và khí thế mới. Đối với công dân TP Đà Lạt và giới văn nghệ sĩ (VNS) tỉnh Lâm Đồng, năm 2023 là một năm đặc biệt: Chào mừng Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển và Đà Lạt đón nhận danh hiệu“Thành phố Sáng tạo Âm nhạc”của UNESCO...</strong></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Hoạt động âm nhạc của văn nghệ sỹ Lâm Đồng đang được chắp cánh" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/122023/t4_01_hoat-dong-am-nhac-cua-vns-lam-dong-dang-duoc-chap-canh-anh-thanh-duong-hong_20231217161832.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Hoạt động âm nhạc của văn nghệ sỹ Lâm Đồng đang được chắp cánh</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify"><strong>• THÀNH PHỐ SÁNG TẠO ÂM NHẠC ĐẦU TIÊN ĐÔNG NAM Á</strong></p> <p style="text-align:justify">Ngày 31/10/2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công bố danh sách 55 thành phố mới gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo; trong đó, Đà Lạt được ghi danh thành phố sáng tạo trong lĩnh vực Âm nhạc và Hội An thành phố sáng tạo trong lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian.</p> <p style="text-align:justify">Theo bà Lê Thị Hồng Vân - Trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam tại UNESCO, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia cùng một lúc có 2 thành phố được ghi danh. “Đà Lạt và Hội An được vinh danh đợt này, cùng với Hà Nội - Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực Thiết kế (UNESCO công nhận năm 2019), đến nay, nước ta đã cơ bản hình thành mạng lưới Thành phố Sáng tạo trong Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo toàn cầu. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, để công nghiệp văn hóa phát triển xứng tầm với lợi thế, tiềm năng vốn có, thực sự là hướng đi mới, đột phá trong phát triển, định vị thương hiệu quốc gia, góp phần phát triển bền vững đất nước” - bà Đại sứ chia sẻ.</p> <p style="text-align:justify">Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO khởi xướng năm 2004, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố lấy sáng tạo làm yếu tố chiến lược cho sự phát triển bền vững, công nghiệp văn hóa là trọng tâm của kế hoạch phát triển đô thị. Đến năm 2023, Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO có 350 thành phố của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ gia nhập ở 7 lĩnh vực: Thủ công và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học nghệ thuật, truyền thông và âm nhạc.</p> <p style="text-align:justify">Khu vực Đông Nam Á, hiện có 10 thành phố gia nhập Mang lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Riêng lĩnh vực Âm nhạc, thế giới có 59 thành phố được công nhận. TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là Thành phố Sáng tạo Âm nhạc đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đây là niềm tự hào không chỉ đối với người dân Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà là niềm tự hào của Nhân dân Việt Nam.</p> <p style="text-align:justify">Tại lễ Kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (dự kiến tổ chức vào ngày 30/12/2023), lãnh đạo TP Đà Lạt sẽ long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Thành phố Sáng tạo Âm nhạc” của UNESCO. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố hoa Đà Lạt đón niềm vui nhân đôi!</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Một chương trình biểu diễn âm nhạc cổ điển tại Đà Lạt. Ảnh: Thụy Trang" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/122023/chuong_trinh_am_nhac_co_diem_tai_dalat_20231031171150_20231217162016.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Một chương trình biểu diễn âm nhạc cổ điển tại Đà Lạt. <em>Ảnh: Thụy Trang</em></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify"><strong>• LÀM GÌ ĐỂ XỨNG DANH “THÀNH PHỐ ÂM NHẠC”?</strong></p> <p style="text-align:justify">Trên 7 lĩnh vực Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, Đà Lạt đều có thể đăng ký; song, Âm nhạc có lợi thế nổi trội nhất. Dù rằng, so với các thành phố khác, Đà Lạt là thành phố nhỏ, hoạt động âm nhạc cũng còn những hạn chế; song, 130 năm hình thành và phát triển, với cảnh quan thiên nhiên nên thơ, xinh đẹp, vùng đất ẩn tích nhiều giá trị về văn hóa, nghệ thuật; nguồn chất liệu vô cùng phong phú cho thi ca, nhạc, họa... khai thác, phát triển. Chưa có thành phố nào trên thế giới được bạn bè yêu mến dành tặng nhiều mỹ danh như Đà Lạt: Thành phố tình yêu, Thành phố ngàn thông, Thành phố sương mờ, Thành phố của những bản tình ca; “Thành phố Festival Hoa của Việt Nam” ... Và, hiện nay, Đà Lạt cũng đang xây dựng để trở thành “Thành phố Di sản thế giới”.</p> <p style="text-align:justify">Về âm nhạc, từ khi vùng đất này còn hoang sơ, nhiều ca khúc nổi tiếng đã trở thành ký ức của các thế hệ không chỉ người Đà Lạt mà đối với bạn bè trong và ngoài nước, nhất là đối với những ai yêu quý thành phố mộng mơ, xinh đẹp này. Giai đoạn trước năm 1975, hàng loạt ca khúc, tình khúc bất hủ của những nhạc sĩ tên tuổi viết về Đà Lạt và nhiều thế hệ người Việt Nam thuộc nằm lòng, như: Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên); Đà Lạt hoàng hôn, Thương về miền đất lạnh (Minh Kỳ - Dạ Cầm), Má hồng Đà Lạt (Minh Kỳ - Lan Anh); Thành phố buồn (của Lam Phương); Thập niên 80-90 của thế kỷ trước, dòng ca khúc trữ tình viết về Đà Lạt tiếp tục ra đời: Đồi thông hai mộ (Hồng Vân); Đà Lạt lập đông (Thế Hiển); Đà Lạt khói sương (Quốc Dũng); Đà Lạt mộng mơ (Từ Huy); Lao xao rừng thông (Thế Bảo)...</p> <p style="text-align:justify">Trong 11 chi hội thuộc Hội VHNT Lâm Đồng có hơn 50 nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn. Riêng Chi hội Âm nhạc Lâm Đồng có 36 hội viên; mỗi năm sáng tác hàng trăm ca khúc; phần lớn viết về Đà Lạt. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến nay, đã có trên 300 ca khúc của các nhạc sĩ trong và ngoài nước viết về Đà Lạt. </p> <p style="text-align:justify">Người ta nói, vinh dự lớn, trách nhiệm càng nặng nề! Đà Lạt trở thành “Thành phố Âm nhạc” của mạng lưới toàn cầu; đại diện duy nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là niềm tự hào đối với Hội VHNT và các nhạc sĩ, nghệ sĩ tỉnh Lâm Đồng. Từ đây, Âm nhạc sẽ được chắp cánh; vai trò của âm nhạc và trách nhiệm của VNS sẽ được quan tâm đặt ra. Làm gì để phát huy những giá trị vốn có và khẳng định “thương hiệu” trong những năm tới với bạn bè trong nước và quốc tế? Đó là sự trăn trở của chính quyền tỉnh Lâm Đồng, TP Đà Lạt và giới VNS trong toàn tỉnh.</p> <p style="text-align:justify">Lãnh đạo TP Đà Lạt đã xác định “Gia nhập mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO đã khó nhưng giữ được càng khó hơn”; bởi vậy, Đà Lạt sẽ tập trung 3 nhiệm vụ chính: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị “Thành phố Âm nhạc”, giữ gìn và phát huy danh hiệu này; triển khai các sáng kiến, giải pháp phát huy tiềm năng sáng tạo của mọi đối tượng thành nguồn lực phát triển; triển khai, thực hiện các cam kết của lãnh đạo địa phương đối với UNESCO...</p> <p style="text-align:justify"> Hội VHNT Lâm Đồng và đội ngũ VNS hoạt động trên lĩnh vực âm nhạc cần xác định đây là vinh dự, tự hào và trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ đối với địa phương. Hội VHNT sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất lãnh đạo tỉnh và TP Đà Lạt, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển VHNT; trong đó, chú trọng đẩy mạnh phát triển âm nhạc. </p>
>