My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên thuận lợi, hiện nay huyện Đơn Dương đang chú trọng thực hiện “mục tiêu kép” trong phát triển du lịch: vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa, đặc biệt là các giá trị văn hóa của người Churu.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên thuận lợi, hiện nay huyện Đơn Dương đang chú trọng thực hiện “mục tiêu kép” trong phát triển du lịch: vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa, đặc biệt là các giá trị văn hóa của người Churu.</strong></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Huyện Đơn Dương đặc biệt chú trọng khai thác giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chu ru trong phát triển du lịch" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/022024/t6a-img4413_20240227195326.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:justify">Huyện Đơn Dương đặc biệt chú trọng khai thác giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chu ru trong phát triển du lịch</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Đơn Dương là địa phương tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Churu trong toàn tỉnh, vì vậy huyện đặc biệt chú trọng khai thác giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Churu trong phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đơn Dương lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Khai thác giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Churu trong phát triển du lịch tại huyện Đơn Dương là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, huyện Đơn Dương đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống… </p> <p style="text-align:justify">Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đơn Dương, đặc trưng của đồng bào dân tộc Churu cùng với đặc trưng của các dân tộc khác đã tạo cho Đơn Dương trở thành một vùng dân cư đa dạng, mang nhiều sắc thái. Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, du lịch của huyện Đơn Dương có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng khởi sắc, công tác bảo tồn các di sản văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được quan tâm. Trong đó, huyện đã xây dựng và triển khai các đề án gìn giữ các nghề truyền thống như: nghề làm đồ gốm, nhẫn bạc và phục dựng lễ cưới của người Churu. Nhiều công trình kiến trúc ở Đơn Dương mang nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Churu gồm những ngôi nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng như nhà sàn cổ đồng bào dân tộc Churu ở thôn Diom A (xã Lạc Xuân) hay nhà thờ Ka Đơn (xã Ka Đơn)… </p> <p style="text-align:justify">Đặc biệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã triển khai Đề án “Làng Văn hóa Churu” tại xã Pró, huyện Đơn Dương. Công trình được xây dựng với mô hình độc đáo mang đậm giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Churu. Đây là địa chỉ nhằm bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể, được phỏng theo mô hình nhà ở của đồng bào Churu. “Địa phương cũng hướng đến triển khai các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, du lịch canh nông... Du khách đến với Làng Văn hóa Churu sẽ được giới thiệu đến các hộ đồng bào dân tộc Churu và sinh hoạt với cuộc sống của gia đình họ, hướng đến mô hình lưu trú homestay. Chương trình phục vụ du khách cũng được xây dựng mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Churu như: giới thiệu và biểu diễn nghề làm gốm và hướng dẫn du khách trải nghiệm nghề làm gốm, thưởng thức cơm lam, thịt trâu, gà nướng, da trâu nấu với cà đắng, rượu cần, tái hiện lại lễ cúng thần, cùng trình diễn cồng chiêng hòa chung với vũ điệu Tamya - Arya… Qua đó góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của người Churu đang có nguy cơ mai một”, ông Thanh cho biết. </p> <p style="text-align:justify">Là vựa rau lớn nhất của tỉnh, hiện nay Đơn Dương cũng đang dần phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Trong đó, ưu tiên phát triển ngành du lịch đa dạng nhiều loại hình, gắn với phát triển ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, hữu cơ và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương. Đồng thời, phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng để góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch văn hóa. Địa phương đã quy hoạch và hỗ trợ, phát triển các mô hình làng nghề truyền thống như: Nghề làm nhẫn bạc, nghề làm gốm Churu, nghề làm rượu cần, nghề làm bánh tráng mắm Lạc Lâm...</p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, Đơn Dương cũng phát triển các tuyến du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng kết hợp với nhiều loại hình du lịch khác như: Tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc tại chỗ Churu, K’Ho, gắn du lịch với văn hóa, thể thao và bảo vệ, phát triển rừng; Tuyến du lịch sinh thái hồ Pró kết hợp tham quan làng gốm và thưởng thức rượu cần của người Churu ở xã Pró; Tuyến du lịch sinh thái đồi thông Châu Sơn kết hợp tham quan, tìm hiểu kiến trúc và cảnh quan nhà dòng Châu Sơn (Lạc Xuân) và thác nước Diom A (Lạc Xuân)... </p> <p style="text-align:justify">Du lịch Đơn Dương đang hình thành và phát triển, toàn huyện có trên 10 mô hình du lịch bao gồm các hộ cá thể và doanh nghiệp phát triển du lịch theo hướng canh nông và phát huy giá trị văn hóa của người bản địa. Trung bình mỗi năm, Đơn Dương đón từ 60.000 - 80.000 lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Churu đang có nguy cơ ngày càng mai một; nhiều tài nguyên du lịch chưa khai thác, nhất là du lịch canh nông, du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa, thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng… Vì vậy, địa phương xác định tiếp tục triển khai thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Trong đó, phát triển du lịch theo hướng bền vững dựa theo 4 trụ cột: “Văn hóa - môi trường - xã hội - kinh tế”; gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa, từ đó thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ di sản văn hóa truyền thống… </p>
>