My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Sau thời gian trồng cà phê thuần, chăm sóc cà phê theo hướng chuyên canh; nhiều nông hộ đã chọn canh tác cà phê theo hướng vườn - rừng. Vừa có thể ứng phó với biến đổi khí hậu, canh tác cà phê hướng vườn - rừng vừa mang lại cho người nông dân năng suất ổn định và thu nhập tốt.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Sau thời gian trồng cà phê thuần, chăm sóc cà phê theo hướng chuyên canh; nhiều nông hộ đã chọn canh tác cà phê theo hướng vườn - rừng. Vừa có thể ứng phó với biến đổi khí hậu, canh tác cà phê hướng vườn - rừng vừa mang lại cho người nông dân năng suất ổn định và thu nhập tốt.</strong></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Chị Lê Thị Dung trong vườn trồng xen mắc ca - cà phê" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/042024/t3d-z5348624821428_831009bec458414a74cdff73b60f0103_20240415072238_20240416180152.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Chị Lê Thị Dung trong vườn trồng xen mắc ca - cà phê</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Gia đình anh chị Nguyễn Bá Dậu, chị Lê Thị Dung là một gia đình nông dân có tiếng tại thôn Phúc Thọ 2, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà. Đó là bởi vì anh chị đã chuyển hướng thành công, trồng xen cây cà phê Robusta và những cây mắc ca, loại cây được xem như cây lâm nghiệp. Trên diện tích 2 ha, anh chị trồng xen cà phê với 400 cây mắc ca. Anh Nguyễn Bá Dậu cho biết: “Trước đây, vườn của gia đình tôi vẫn trồng thuần cà phê Robusta. Năm 2015, được sự động viên của Hội Nông dân, của xã, tôi đã mạnh dạn trồng 400 cây mắc ca xen giữa vườn cà phê. Không ngờ, trồng mắc ca đã mang lại cho khu vườn của gia đình thu nhập tốt hơn rất nhiều”.</p> <p style="text-align:justify">Theo anh Nguyễn Bá Dậu, cây cà phê tuy không khó chăm sóc nhưng cũng đòi hỏi nhiều điều kiện. Khi trồng cà phê thuần, do mảnh vườn của gia đình nằm trên sườn đồi nên đất khá khô, anh chị phải chăm bón, tưới tắm thường xuyên. Tuy nhiên, từ khi trồng mắc ca xen vào vườn cà phê, cách chăm sóc của anh chị có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt. Anh Nguyễn Bá Dậu chia sẻ, ban đầu, khi cây mắc ca còn nhỏ, anh chăm mắc ca tương tự như chăm cà phê. Nhưng, là một cây lâm nghiệp, mắc ca rất nhanh lớn và rất dễ chăm sóc, chỉ tới năm thứ hai, mắc ca đã vươn cành, đẻ nhánh, phủ xanh một khoảng không gian. Năm thứ ba, mắc ca đã cho trái bói và năng suất cao dần vào năm thứ năm. Đặc điểm của cây mắc ca là cây rừng, rất ít sâu bệnh, phù hợp để trồng làm cây che bóng, vừa tạo cảnh quan, vừa giảm cỏ dại, giảm lượng nước tưới cho cà phê. Trồng mắc ca xen cà phê, thu nhập tăng nhưng chi phí giảm, công giảm, người nông dân nhàn hơn nhiều so với trồng thuần cà phê.</p> <p style="text-align:justify">Với gia đình anh chị Nguyễn Bá Dậu, Lê Thị Dung, trồng mắc ca xen cà phê là một thành công lớn. Từ khi mắc ca xanh tốt, 400 cây đã tạo cho khu vườn một khoảng bóng rợp lớn. Anh Dậu cũng nhận xét, cây cà phê là cây ưa ánh sáng tán xạ, dưới bóng mắc ca, cà phê sinh trưởng rất tốt, giảm sâu bệnh, năng suất ổn định. Anh đánh giá, ngay tại vườn nhà anh, chỉ những năm trời rất hạn mới cần tưới. Còn hầu hết các năm, chỉ cần thời tiết thuận, khu vườn không cần tưới nước do độ ẩm được giữ lại rất cao. Đồng thời, cây mắc ca cũng là loại cây cho thu nhập tốt hơn cà phê. Anh chia sẻ: “Cây mắc ca vùng Phúc Thọ được thu vào hai đợt là tháng Giêng và tháng Sáu. Như vậy quanh năm, gia đình tôi có thu hoạch từ cây trái trong vườn. Đầu năm, giữa năm thu mắc ca, cuối năm thu cà phê. Cũng vì vậy, gia đình có điều kiện kinh tế để đầu tư cho vườn được tốt hơn”. </p> <p style="text-align:justify">Năm 2023, gia đình anh Nguyễn Bá Dậu thu được 4 tấn mắc ca sọ, 7 tấn cà phê. Với giá bán 100 ngàn đồng/kg mắc ca và 75 ngàn đồng/kg cà phê nhân, sau khi trừ chi phí, gia đình thu được trên 500 triệu đồng. Anh Dậu nhận xét, trồng mắc ca xen cà phê theo hướng vườn rừng mang lại hiệu quả tốt cho người nông dân xứ cà phê Tân Hà. Chỉ có điều quan trọng, khi trồng mắc ca, cần chọn giống chuẩn, theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. Bởi mắc ca là cây lâu năm, tới ba, bốn năm mới ra trái cho nên cần chọn giống chuẩn để tránh các giống năng suất thấp. Đồng thời, khi trồng cần tuân thủ kỹ thuật do cán bộ nông nghiệp hướng dẫn, từ hạ ngọn, tỉa cây cho nhánh phát triển cành ngang cho tới ngừa bọ xít đúng kỹ thuật. Anh Nguyễn Bá Dậu cũng cho biết, anh bán hạt mắc ca theo liên kết với Công ty Nông sản Huy Hiếu ngay tại địa phương. Liên kết bán cho doanh nghiệp, anh có đầu ra ổn định, yên tâm chăm sóc cũng như thu hoạch. Hạt mắc ca được doanh nghiệp thu ngay, chế biến trong khoảng thời gian sớm nhất nên cũng đạt chất lượng cao. Vì vậy, anh xác định tham gia liên kết lâu dài, đảm bảo đầu ra cho hạt mắc ca vườn nhà.</p> <p style="text-align:justify">Anh Nguyễn Việt Trung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hà, huyện Lâm Hà nhận xét, gia đình anh chị Nguyễn Bá Dậu, Lê Thị Dung là hộ nông dân sản xuất giỏi của xã Tân Hà. Mô hình sản xuất cà phê xen mắc ca theo hướng vườn - rừng của anh chị đã đạt năng suất cao và cho thu nhập rất ổn định. Đây là mô hình được xã Tân Hà khuyến khích nông dân phát triển bởi vừa đảm bảo thu nhập cao, vừa đảm bảo môi trường, tạo cảnh quan đẹp cho khu vực nông thôn Tân Hà. Anh Trung cũng cho biết thêm, hầu hết nông dân Tân Hà đã chuyển sang canh tác cà phê theo hướng bền vững, trồng xen với các cây trồng lớn để tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất đồng thời, giữ môi trường ngày một tốt hơn. </p>
>