My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Khi những đóa pơ lang rực đỏ giữa trời xanh, những con ong cần mẫn tìm mật, cũng là lúc gái trai ở các buôn làng Tây Nguyên bắt đầu mùa hò hẹn.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Khi những đóa pơ lang rực đỏ giữa trời xanh, những con ong cần mẫn tìm mật, cũng là lúc gái trai ở các buôn làng Tây Nguyên bắt đầu mùa hò hẹn. Những cô gái K’Ho, Churu đến tuổi cập kê sẽ trao chiếc vòng hẹn ước cho chàng trai mà cô đã ưng bụng và đề đạt chuyện “bắt chồng” với cha mẹ và cậu, để soạn lễ đi trao nhau chiếc vòng tay cầu hôn.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220316105134Thuc hien cac nghi thuc trong le cuoi cua nguuoi Co Ho.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Quanh tục “bắt chồng”, tôi đã nghe nhiều dị bản. Trong chiều nắng lạnh Nam Tây Nguyên, tôi đến buôn làng Đưng K’si, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, để tường tận nghi thức đám cưới truyền thống của người K’Ho Cil. Giữa sân nhà truyền thống của buôn làng, cây nêu linh thiêng đã được dựng lên, bếp lửa đã sẵn sàng để mời gọi bà con buôn làng vào không gian lễ cưới truyền thống của Sắk Kly và sơn nữ K’Năm. Dù đã qua mấy chục mùa rẫy, nhưng già làng Sa Nga vẫn bồi hồi khi dự lễ “tơm bau” (cưới xin). Già Sa Nga cho biết: “Người K’Ho theo chế độ mẫu hệ, sơn nữ “bắt chồng”, đàn ông thường sống bên nhà vợ. Tự do hôn nhân, khi cô gái thích chàng trai nào đó thì chủ động nói với cha mẹ nhờ người mai mối có tài ăn nói, cùng với ông cậu đến nhà chàng trai ngỏ ý. Có khi phải nhiều lần thuyết phục, hoặc “đấu trí” mới được…”.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220316105141Ba con buon lang chung vui trong le cuoi cua gai trai nguoi Co Ho.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Không gian bập bùng trong tiếng chiêng huyền thoại. Điệu kèn m’buốt, câu lảh lông giao duyên tình tự, gọi mời: “Tôi đi tìm bông hoa prăc/ Tôi đi hái bông hoa krài/ Tôi đi tìm bông hoa giữa đồng…”. “Xưa, bên bếp lửa trước nhà sàn dài, hoặc những hôm lên rẫy, đi hái rau rừng, sau những lời lảh lông thắm thiết, những chàng trai, cô gái đã ưng bụng nhau, không ngần ngại trao vòng thề hẹn. Lảh lông là lời nói êm ái, tình tứ; thường để trai gái trao lời hẹn ước”, bà K’Brang, người hát dân ca K’Ho nổi tiếng khắp vùng này, cho biết. </p> <p style="text-align:justify">Luật tục K’Ho có câu rằng: “Làm bẫy phải hỏi thần núi/ Ăn rừng phải hỏi bon (buôn) làng/ Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha”. Trước khi muốn lấy chồng, tìm vợ phải nhờ đến các vị già làng, trưởng dòng họ, là những người có uy tín và trách nhiệm của buôn làng.</p> <p style="text-align:justify">Mặt trời đã ngã về phía núi xa. Lễ chạm ngõ bắt đầu. Cha mẹ, cậu và người mai mối cùng con gái muốn bắt chồng sửa soạn lễ vật gồm sợi cườm, vòng đồng, nếu nhà gái khá giả có thể trao vòng bạc; tô… để kéo sang nhà trai. Tại đây, cuộc “thương lượng” bắt đầu, với cuộc trò chuyện trao đổi, nhiều đám diễn ra hát đối đáp ý nhị giữa hai họ, cốt là để nhà trai đồng ý cho nhà gái “bắt chồng”. Nếu lễ vật nhà trai đưa ra vượt quá khả năng của nhà gái, thì xin khất nợ và khi nào có điều kiện thì trả. </p> <p style="text-align:justify">Theo già làng Sa Nga, lễ hỏi diễn ra ở nhà trai và thường tổ chức vào chiều tối, ban đêm, vì nhà gái muốn tránh tiếng, nếu việc “bắt chồng” không thành. Sau khi cuộc “đối đáp”, “thương lượng” hoàn thành, “chiêng ché đã trao”, hai bên đã nhất trí cho đôi trẻ đến với nhau, lễ cưới được định ngày. “Đám hỏi của người K’Ho, vai trò của người mai mối quyết định sự thành bại của hôn nhân. Khi chàng trai đã chấp nhận chiếc vòng cầu hôn và gia đình đằng trai đồng ý, coi như đám hỏi thành công”, già Sa Nga nói.</p> <p style="text-align:justify">Trước ngày diễn ra lễ cưới như đã định, người K’Ho thường tổ chức lễ nhấc chân, đưa chú rể đến nhà gái. Lúc này, họ hàng bên trai ấn định của hồi môn cho con trai, thường là chiêng, ché, trâu, bò… Sau khi khách ra về, gia đình hai bên thống nhất ngày giờ rước rể. Đến ngày đã định, chú rể cùng với gia đình, bạn bè và người mai mối kéo đến nhà gái dự lễ rước rể. Nhà gái mời nhà trai uống rượu và hát xướng. Nghi lễ cúng Yàng được tổ chức nhằm cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc. Sau lễ này, đôi trai gái chính thức bước vào đời sống vợ chồng. Đám cưới lớn (tam lir) diễn ra ngay sau đó, nếu gia đình nhà gái có điều kiện; không thì khất nợ với buôn làng đến khi có điều kiện sẽ tổ chức.</p> <p style="text-align:justify">Bài chiêng chào mừng quý khách vang lên, đám cưới của Sắk Kly và sơn nữ K’Năm bắt đầu. Sau thủ tục của hai gia đình, lễ vật thách cưới đã thống nhất, đôi trai gái đeo chiếc vòng cầu hôn cho nhau và cùng uống rượu cần trước sự chứng kiến của hai gia đình, buôn làng và lắng trong điệu yal yau dặn dò của mẹ, bà ngoại chàng trai tỉ tê, tâm sự. Tiếng chiêng, tiếng kèn giao hòa, ngân nga, trầm bổng; những câu hát giao duyên tình tứ cất lên trong men say đại ngàn, kéo dài thâu đêm suốt sáng…</p> <p style="text-align:justify">Tục bắt chồng hiện vẫn phổ biến ở các buôn làng Nam Tây Nguyên, do đồng bào K’Ho, Churu, M’nông… vẫn còn giữ chế độ mẫu hệ. Điều cốt lõi trong chuyện trao “vòng tay cầu hôn” vẫn là tự do yêu đương, lễ dạm hỏi, lễ cưới và chàng trai về sống bên nhà vợ. Trường hợp đặc biệt, cô dâu vẫn có thể cư trú bên nhà chồng. Nhưng con cái vẫn mang họ mẹ và tài sản thừa kế thuộc về nữ giới.</p> <p style="text-align:justify">Tôi từng thâu đêm với già làng Ya Tuân ở buôn Krăng Gọ, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, người còn lưu giữ đầy đủ phong tục cưới xin của đồng bào Churu. Trong ánh lửa bập bùng, già kể: Ngày xưa, chàng trai nhà nào được mắt, nhà gái sẽ âm thầm chuẩn bị lễ vật, chọn một đêm tối trời nào đó sẽ bất ngờ kéo sang. Thương lượng được thì bắt chồng, không được thì cả họ gái kéo về, đợi đến một ngày khác sẽ quay lại. “Phải đi ban đêm, vì nếu được nhà trai ưng thuận thì tốt, còn không thì đi về trong đêm không mắc cỡ”, già Ya Tuân giải thích. Lễ vật trong đám hỏi của người Churu thường có tiền, vàng, dây cườm, khăn… và không thể thiếu vật thiêng srí (nhẫn). Theo quan niệm của người Churu, khi trai gái đã trao srí cho nhau, có nghĩa là trao “sự kết nối” trọn đời.</p> <p style="text-align:justify">Tục bắt chồng, thách cưới của người K’Ho, Churu ngày xưa rất ý nghĩa và nhân văn. Thách cưới là để đôi bạn trẻ và hai gia đình có trách nhiệm, không phải sự ngả giá. Thách cưới càng cao thì của hồi môn gửi lại cho con cũng tương xứng.</p> <p style="text-align:justify">Chiều, cao nguyên Langbiang bồng bềnh mây trắng. Điệu sáo em gọi anh, gọi anh vẫn thiết tha, mời gọi và mùa trao vòng tay cầu hôn đã đến.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>MAI VĂN BẢO</strong></em></p> <p> </p>
>