My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Thôn Tân Thành, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà nay đã là một thôn khá giả. Người trong thôn không chỉ gắn bó với cây cà phê mà còn đi đầu trong trồng cây mắc ca. Và, nơi ấy có sự tâm huyết của một ông trưởng thôn.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Thôn Tân Thành, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà nay đã là một thôn khá giả. Người trong thôn không chỉ gắn bó với cây cà phê mà còn đi đầu trong trồng cây mắc ca. Và, nơi ấy có sự tâm huyết của một ông trưởng thôn.</strong></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Trưởng thôn Nguyễn Đình Tuệ bên vườn mắc ca đang vụ thu hoạch" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/t3a_20240626213711.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Trưởng thôn Nguyễn Đình Tuệ bên vườn mắc ca đang vụ thu hoạch</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Ông Nguyễn Đình Tuệ - Trưởng thôn Tân Thành kể lại, xưa nay, người Tân Thành cũng giống như hầu hết bà con khu vực Tân Văn, Hoài Đức… của Lâm Hà, đều lấy cây cà phê làm cây trồng chính. Tuy nhiên, người Tân Thành cũng là những nông hộ sẵn sàng tiếp nhận kỹ thuật mới, thay đổi cây trồng. Đó là cây mắc ca, thứ cây cho hạt ngon, dinh dưỡng cao, một trong những sản phẩm OCOP đặc trưng của Lâm Đồng. </p> <p style="text-align:justify">“Dân Tân Thành là những nông hộ đầu tiên, hưởng ứng lời kêu gọi của ngành Nông nghiệp để trồng cây mắc ca. Lúc đó, tại địa phương, nhiều người không biết cây mắc ca có đặc tính cụ thể như thế nào, nông dân Tân Thành chúng tôi đã bắt đầu có những hộ xuống giống mắc ca xen giữa vườn cà phê”, ông Nguyễn Đình Tuệ cho biết. Những nông dân Tân Thành như anh Tiêu Văn Huynh, Tiêu Văn Hãnh... đã mạnh dạn phá bỏ bớt cà phê để xen vào những cây mắc ca đầu tiên đã cho thấy sự mạnh dạn của lớp nông dân mới. Và rất nhanh, năm 2014, ông Nguyễn Đình Tuệ cũng bắt kịp với thay đổi của Tân Thành, phá bớt vườn cà phê để trồng mắc ca. Nhà ông Tuệ cũng có 3,5 ha mắc ca. Ông bảo, theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, trồng mắc ca khoảng 250 cây/ha xen giữa vườn cà phê. Ban đầu, mắc ca còn nhỏ, cây cà phê vẫn được thu. Sau khi mắc ca lớn, bắt đầu cho thu hoạch, tán vươn rộng thì chặt cà phê xung quanh gốc. Khi mắc ca đã giao cành, tán rộng, nông dân chặt cà phê để duy trì diện tích mắc ca thuần.<br /> “Bản thân gia đình tôi cũng trồng mắc ca cách đây 10 năm, giống được nhập từ Viện Eakmat Tây Nguyên. Cây mắc ca đặc thù là cây lâu năm, thời gian ra trái trễ. Vì vậy, chúng tôi động viên nhau, khi xuống giống phải chọn giống chuẩn, năng suất cao, nhân to, trái sai”, ông trưởng thôn Nguyễn Đình Tuệ chia sẻ. Ông Tuệ cho biết, bà con trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau kĩ thuật trồng, đảm bảo cho cây mắc ca Tân Thành đạt khả năng sinh trưởng tốt nhất. Theo ông Tuệ, những kĩ thuật như bấm ngọn tạo tán, làm phân hữu cơ từ trấu, vỏ cà phê, nấm Trichoderma… đều được bà con chuyển giao cho nhau thông qua các buổi họp thôn, các lớp chuyển giao khoa học - kĩ thuật do ngành Nông nghiệp tổ chức. Hiện tại, thôn Tân Thành có gần 40 ha mắc ca đang tuổi thu hoạch, sản phẩm mắc ca được cung cấp cho các cơ sở để sấy mắc ca làm sản phẩm OCOP. Chi phí đầu tư nhẹ, chỉ xấp xỉ 40 triệu đồng/ha/năm, thu nhập không dưới 300 triệu đồng/năm, mắc ca là cây trồng rất thích hợp với tiêu chí vườn rừng của người Tân Thành. Ông Nguyễn Đình Tuệ cho biết, người nông dân Tân Thành xác định, sẽ tạo nên một khung cảnh đẹp, một khu nông nghiệp sinh thái xanh, thu nhập ổn định từ mắc ca. "Như khu đỉnh đồi 800 này có chừng trên 20 ha mắc ca, chúng tôi xác định đây là vùng trọng điểm mắc ca của thôn, vừa đẹp và có thu nhập tốt", ông Tuệ rất tự hào.</p> <p style="text-align:justify">Cũng vì cây mắc ca mang lại thu nhập ổn định cho người Tân Thành, ông Nguyễn Đình Tuệ và bà con Tân Thành là một trong những cộng đồng tích cực xây dựng nông thôn mới. Ông Tuệ tích cực vận động bà con đóng góp tiền làm đường, kéo điện 3 pha, làm sạch đường làng, ngõ xóm, mang lại cho người Tân Thành cuộc sống tiện nghi và thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Ông rất tự hào về 3,2 km đường thôn được bê tông hóa theo phương pháp Nhà nước và Nhân dân cùng làm; đường điện 3 pha dài 1,5 km do trên 40 hộ nông dân đóng góp. Những dấu ấn đẹp ấy khiến người nông dân Nguyễn Đình Tuệ thêm tự hào về công việc của mình cũng như về sự chăm chỉ lao động, đóng góp xây dựng cộng đồng của người Tân Thành.</p> <p style="text-align:justify">Bà Nguyễn Hồng Anh - Bí thư Đảng ủy xã Tân Văn, huyện Lâm Hà nhận xét về ông Trưởng thôn Nguyễn Đình Tuệ: “Bác Tuệ là người rất nhiệt tình với công việc của thôn. Bác vừa là nông dân làm kinh tế giỏi, một trong những người sẵn sàng chuyển đổi, từ cà phê sang trồng mắc ca mang lại thu nhập ổn định đồng thời là người nhiệt tình cùng bà con xây dựng cơ sở hạ tầng cho thôn Tân Thành trong chương trình nông thôn mới”. Hiện tại, ông Nguyễn Đình Tuệ đang giữ chức trưởng thôn nhiệm kỳ thứ ba và được người dân Tân Thành tín nhiệm.</p>
>