My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Kỳ 2: Mốc son khởi đầu quá trình phát triển đô thị Bảo Lộc
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<h1 style="text-align:justify"><strong>Kỳ 2: Mốc son khởi đầu quá trình phát triển đô thị Bảo Lộc</strong></h1> <p style="text-align:justify"><strong>(LĐ online) - Nghị định 65 ngày 11/7/1994 của Chính phủ mở ra cơ hội và chặng đường mới đầy triển vọng để phát triển đô thị Bảo Lộc, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng.</strong></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói chuyện với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng,LH các XN Dâu Tằm Tơ trong chuyến thăm năm 1993 đến Bảo Lộc. Ảnh tư liệu" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/3_20240629164721.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói chuyện với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng,LH các XN Dâu Tằm Tơ trong chuyến thăm năm 1993 đến Bảo Lộc. Ảnh tư liệu</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify"><strong>• THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT VÀ DẤU ẤN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ BẢO LỘC</strong></p> <p style="text-align:justify">Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị rằng: Sau 100 năm từ ngày đoàn thám hiểm của bác sỹ Alexandre Yersin phát hiện ra xứ B’Lao vào đầu năm 1893, trong một lần đến thăm, làm việc với tỉnh Lâm Đồng và huyện Bảo Lộc bấy giờ, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt với tầm nhìn xa, trông rộng đã đánh giá tiềm năng phát triển của địa phương, chỉ đạo nhiều vấn đề; trong đó, kết luận gợi mở cho tỉnh nhiệm vụ “xây dựng Bảo Lộc trở thành thành phố ngang tầm với các nước xung quanh ta”. Văn bản Kết luận của Thủ tướng được Văn phòng Chính phủ gửi cho địa phương và bộ, ngành liên quan thực hiện.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Thủ tướng Võ Văn Kiệt (đeo kính đen) và các đồng chí Bí thư, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng thăm nông trường dâu Kohinda 1993-Ảnh Tư liệu" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/4_20240629165145.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Thủ tướng Võ Văn Kiệt (đeo kính) và các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thăm Nông trường dâu Kohinda năm 1993. Ảnh tư liệu</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Từ tầm nhìn chiến lược, dự báo xu thế tất yếu đô thị hóa và hội nhập quốc tế, nắm bắt thời cơ, tận dụng lợi thế so sánh, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đó là các ông: Nguyễn Xuân Du - Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đức Tấn - Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND tỉnh đã bày tỏ sự nhất trí cao dùng biện pháp hành chính để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giao UBND huyện Bảo Lộc chủ trì cùng với các sở, ngành lập Đề án xin thành lập thành phố Bảo Lộc, báo cáo UBND tỉnh, trình lên Chính phủ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.</p> <p style="text-align:justify">Một Tổ chuyên trách soạn thảo Đề án được thành lập do ông Phan Huy Thanh - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lộc làm Tổ trưởng và các thành viên: Nguyễn Vân Hậu - Chánh Văn phòng UBND; Võ Thị Hiên - Trưởng phòng Kế hoạch; Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Xây dựng - Giao thông; Phạm Màn - Trưởng phòng Chính quyền (Ban Tổ chức chính quyền tỉnh); Trần Đức Lộc - Trưởng phòng Quy hoạch đô thị (Sở Xây dựng).</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Không gian bao la, không khí mát rượi của vùng bình nguyên BLao xưa dưới chân núi Spung sương giăng nay là đô thị sầm uất. Ảnh Đình Quýt" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/8_20240629164932.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Đô thị Bảo Lộc ngày nay. Ảnh: Võ Đình Quýt</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Sau gần 8 tháng tích cực xây dựng Đề án, chuẩn bị hồ sơ theo trình tự thủ tục hành chính, UBND tỉnh quyết định cử Đoàn cán bộ của tỉnh do ông Phan Huy Thanh làm Trưởng đoàn, cùng thành viên Tổ soạn thảo Đề án ra Hà Nội công tác từ ngày 24/10/1993, trực tiếp gặp, làm việc, báo cáo với Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ (Bộ Nội vụ) để 2 cơ quan này thông qua, trình Chính phủ xem xét, quyết định.</p> <p style="text-align:justify"><strong>• HÀNH TRÌNH GIA NHẬP HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM</strong></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Đoàn cán bộ tỉnh Lâm Đồng ra Hà Nội bảo vệ Đề án thành lập TP Bảo Lộc cà huyện Bảo Lâm tháng 10-1993. Ảnh Vân Hậu" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/9_20240629165038.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng ra Hà Nội bảo vệ Đề án thành lập thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm tháng 10/1993. Ảnh: Vân Hậu</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Thời đó, công nghệ thông tin chưa phát triển, công tác nghiên cứu, xây dựng Đề án gặp không ít khó khăn vì thiếu tài liệu tham khảo. Bản Đề án đầu tiên được lập dài 26 trang (chưa kể bảng biểu và bản đồ) căn cứ theo Quyết định số 132-HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng “Về phân loại và phân cấp quản lý đô thị” và Thông tư Liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 132-HĐBT, với tiêu đề “Luận chứng kinh tế - kỹ thuật xin thành lập đô thị mới trên cơ sở chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính: (1) Thành phố Bảo Lộc, (2) Huyện Bảo Lâm”.</p> <p style="text-align:justify">Luận chứng này quy hoạch thành phố Bảo Lộc khá rộng, có diện tích tự nhiên 59.160 ha, dân số 126.768 người, bao gồm 9 phường (Phường 1, 2, B’Lao, Lộc Tiến, Lộc Châu, Lộc Sơn, Lộc Thanh, Lộc Phát, Đam B’ri) và 5 xã (Lộc Nga, Lộc Tân, Lộc Nam, Lộc Thành, Đại Lộc).</p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, sau khi báo cáo với Bộ Xây dựng tại hội nghị ngày 26/10/1993, lãnh đạo Bộ không chấp nhận vì quy mô diện tích đô thị mới Bảo Lộc quá rộng, yêu cầu phải làm lại Luận chứng cơ sở phân loại đô thị Bảo Lộc, thu hẹp diện tích nội thị, giảm bớt diện tích ngoại thành nhằm bảo đảm tính chất đô thị, phù hợp với năng lực đầu tư và quản lý phát triển, với mục tiêu là làm cho đô thị phát triển nhanh, tránh lặp lại những sai lầm trước đây của một số đô thị rất nhiều năm sau thành lập vẫn hoang vắng, hạ tầng đô thị kém, thậm chí phải lo công tác “định canh định cư, chống phá rừng làm nương rẫy” cho cư dân đô thị.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Bản Luận chứng đầu tiên được xin thành lập TP. Bảo Lộc lập dài 26 trang, gồm 9 Phường, 5 xã còn được lưu giữ. Ảnh Vân Hậu" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/11_20240629164955.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Bản Luận chứng đầu tiên dài 26 trang xin thành lập thành phố Bảo Lộc gồm 9 phường, 5 xã. Ảnh: Vân Hậu</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Tổ soạn thảo (lúc này chỉ còn 4 người, gồm các ông: Phạm Màn, Trần Đức Lộc, Nguyễn Vân Hậu và bà Võ Thị Hiên), được sự tư vấn, giúp đỡ của Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn, trực tiếp là Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Tuấn - có nhiệm vụ phải hoàn thành một khối lượng công việc khá lớn trong thời hạn ngắn, chỉ có 3 ngày, gồm: Nghiên cứu, hoạch định lại địa giới hành chính thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, hoàn chỉnh trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 kèm phụ lục thuyết minh; đồng thời, hoàn thành 2 Đề án Luận chứng xin công nhận Bảo Lộc là thành phố và Luận chứng xin thành lập huyện Bảo Lâm.</p> <p style="text-align:justify">Bản Luận chứng mới có thay đổi lớn, các xã Lộc Tân, Lộc Nam, Lộc Thành và 1 phần xã Lộc Nga không còn trực thuộc thành phố Bảo Lộc như ban đầu. Thành phố Bảo Lộc chỉ có diện tích 24.740 ha, dân số 118.346 người, 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường: Phường 1, 2, B’Lao, Lộc Tiến, Lộc Sơn, Lộc Phát và 4 xã: Đam B’ri, Lộc Nga, Lộc Thanh, Lộc Châu. </p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Một góc Bảo Lộc - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng (cũ) năm 1969 - Ảnh sưu tầm" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/7_20240629164906.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Một góc Bảo Lộc năm 1969 - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng (cũ). Ảnh sưu tầm</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Với tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết, Tổ soạn thảo đã tập trung sức lực, trí tuệ, làm việc xuyên đêm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu báo cáo tại Hội thảo Khoa học quốc gia về quy hoạch, kiến trúc đô thị Bảo Lộc do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 30/10/1993.</p> <p style="text-align:justify">Hội thảo đánh giá cao chất lượng công tác chuẩn bị, thuyết trình. Các ý kiến góp ý nhanh chóng được bổ sung vào Luận chứng mới, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và quy định của pháp luật; chuyển nhanh trong đêm từ Hà Nội về Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng trình Chủ tịch UBND tỉnh ký phê duyệt, đóng dấu, hoàn chỉnh hồ sơ, gửi trở lại Hà Nội; kịp thời gian (chỉ sau 3 ngày) trình ra Hội nghị Hội đồng Khoa học kiến trúc, quy hoạch đô thị Việt Nam họp ngày 03/11/1993. Đây là hội nghị quan trọng, là cơ sở khoa học, pháp lý để các bộ và Chính phủ tham khảo, quyết định theo thẩm quyền.</p> <p style="text-align:justify">Dưới sự điều hành của Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng cùng 10 thành viên, Hội đồng Khoa học quốc gia về kiến trúc, quy hoạch đô thị Việt Nam đã xem xét, bỏ phiếu kín với 11/11 phiếu tán thành xếp đô thị Bảo Lộc đạt loại IV; 9/11 phiếu tán thành chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính mới.</p> <p style="text-align:justify">Kết quả được công bố có sự chứng kiến của đại diện tỉnh Lâm Đồng, gồm ông Trần Đức Tấn - Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Tôn Tích Phu - Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Nhật ký Đoàn công tác báo cáo UBND tỉnh còn lưu giữ ghi chép đầy đủ cho thấy trách nhiệm, hiệu quả làm việc của Đoàn. Ảnh Vân Hậu" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/062024/6_20240629165011.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Nhật ký ghi chép đầy đủ thông tin của Đoàn công tác báo cáo UBND tỉnh. Ảnh: Vân Hậu</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Một tuần sau, trong cùng ngày 09/11/1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ngô Xuân Lộc đã ban hành Quyết định số 1286 BXD/ĐT công nhận Bảo Lộc đạt tiêu chí đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Lâm Đồng; Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ Phan Ngọc Tường ký Tờ trình số 827 TCCP-ĐP trình Chính phủ chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính mới: Thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm; thành lập mới một số phường, xã, thị trấn. Đoàn công tác đã hoàn thành nhiệm vụ được Nhân dân Bảo Lộc và UBND tỉnh giao phó trở về.</p> <p style="text-align:justify">Sau thời gian thẩm định, ngày 11/7/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thay mặt Chính phủ ký Nghị định 65 chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính. Thị xã Bảo Lộc được thành lập, gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã (6 phường và 4 xã). Năm 1999, thành lập thêm xã Đại Lào. Hiện nay, thành phố có 6 phường, 5 xã.</p> <p style="text-align:justify">Nghị định 65 mở ra cơ hội và chặng đường mới đầy triển vọng để xây dựng, phát triển đô thị Bảo Lộc, là mốc son đánh dấu khởi đầu quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cả về chất và lượng, tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng.</p>
>