My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Việc thực hiện Nghị quyết số 12 của Huyện ủy Đam Rông về sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững, từng bước ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện đã giúp nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Việc thực hiện Nghị quyết số 12 của Huyện ủy Đam Rông về sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững, từng bước ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện đã giúp nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.</strong></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Anh Chu Văn Lâm - người tiên phong canh tác ớt chuông theo tiêu chuẩn VietGAP" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/072024/t3a_20240703200320.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Anh Chu Văn Lâm - người tiên phong canh tác ớt chuông theo tiêu chuẩn VietGAP</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 10/7/2019 của Huyện ủy Đam Rông về sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững, từng bước ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 và những năm tiếp theo với mục tiêu chú trọng phát triển kinh tế vùng, hình thành các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của tiểu vùng, nhân rộng các mô hình gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với xu hướng biến đổi khí hậu, trình độ canh tác của người dân. Trong đó việc đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm, trồng sầu riêng, rau, hoa ứng dụng công nghệ cao… đã mang lại hiệu quả tích cực.</p> <p style="text-align:justify">Thực hiện Nghị quyết trên, nhiều hộ dân, nhất là đồng bào DTTS, hộ nghèo, cận nghèo được khuyến khích chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, tận dụng đất bồi ven sông, suối sang trồng dâu, nuôi tằm. Cũng như bao hộ nghèo, cận nghèo trong huyện, được Nhà nước hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật và được hỗ trợ dụng cụ nuôi tằm, gia đình chị Liêng Jrang K’Suyl (dân tộc K’Ho) ở buôn Đa Tế, xã Đạ M’rông đã mạnh dạn chuyển đổi 4 sào ngô sang trồng dâu, nuôi tằm. Chị Liêng Jrang K’Suyl chia sẻ: “Với diện tích trên, mỗi tháng bình quân gia đình tôi nuôi 2 lứa tằm con, mỗi lứa 1 hộp, với giá kén trên thị trường hiện nay ở mức 225.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có thu nhập 21 triệu đồng/tháng”. </p> <p style="text-align:justify">Từ khi trồng dâu, nuôi tằm, đến năm 2022, gia đình chị K’Suyl đã được công nhận thoát khỏi hộ nghèo. Đến nay, kinh tế gia đình của chị K’Suyl từng bước được ổn định và nâng cao, không những có điều kiện trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình mà còn chủ động được nguồn phân tằm và nguồn vốn để đầu tư phân bón thâm canh 1 ha cà phê và các loại cây trồng khác. Nhờ vậy, vài năm trở lại đây, năng suất cà phê của gia đình chị K’Suyl đã được nâng lên đáng kể, bình quân đạt 2 tấn cà phê nhân/ha/năm.</p> <p style="text-align:justify">Từng nhiều lần chuyển đổi cây trồng nhằm tìm hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế nhưng gia đình anh Chu Văn Lâm (dân tộc Nùng) - Bí thư Chi bộ thôn Thanh Bình, xã Phi Liêng đều chưa thật sự mang lại hiệu quả tích cực như kỳ vọng. Tuy nhiên, sau khi tham gia vào Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng, gia đình anh Chu Văn Lâm đã mạnh dạn chuyển đổi gần 4 sào đất cà phê, dâu tằm sang trồng cây cà chua Rita và đầu tư xây dựng nhà kính trồng ớt chuông ứng dụng công nghệ cao với quy mô 1,5 sào.</p> <p style="text-align:justify">Theo anh Lâm, vài năm trở lại đây, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang phát triển mạnh ở xã Phi Liêng nói riêng và huyện Đam Rông nói chung, đây là mô hình sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. “Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương khá thuận lợi, nên nhiều loại cây trồng đều phát triển tốt. Hơn 3 năm nay, tôi tập trung thực hiện mô hình, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường để hướng đến phát triển bền vững”, anh Chu Văn Lâm chia sẻ.</p> <p style="text-align:justify">Cũng theo anh Chu Văn Lâm, mỗi năm gia đình anh trồng 1 vụ ớt chuông với 1,5 sào và trồng 2 sào cà chua/2 vụ/năm. Về đầu ra sản phẩm, sản lượng cà chua thu được chủ yếu cung cấp cho thị trường tự do với giá bán dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, có kỳ cao điểm lên đến trên 30.000 đồng/kg. Còn ớt chuông được hợp đồng với đơn vị nhận thu mua bao tiêu sản phẩm nên giá cả ổn định hơn, bình quân đạt 22.000 đồng/kg. Theo ước tính của anh Lâm, mỗi năm bình quân gia đình anh cung cấp cho thị trường sản lượng 30 tấn ớt chuông và 36 tấn cà chua, sau khi trừ chi phí đầu tư về cây giống, phân bón và công lao động, gia đình anh thu lãi 600 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình anh Chu Văn Lâm còn có thêm nguồn thu nhập từ 0,8 ha cà phê…</p> <p style="text-align:justify">Theo anh Lâm, mô hình trồng rau, hoa nói chung và ớt chuông ứng dụng công nghệ cao nói riêng đang được kỳ vọng mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Thấy được hiệu quả mô hình của gia đình anh Lâm mang lại, nhiều hộ dân tộc Tày, Nùng trong thôn đã tìm hiểu và làm theo. Đến nay, xóm Nùng ở thôn Thanh Bình đã có trên 20 hộ làm nhà kính, nhà lưới trồng ớt chuông, cà chua, đồng thời, đã thành lập nhóm sản xuất cà chua của làng Tày.</p> <p style="text-align:justify">Nhìn chung, vài năm trở lại đây, Mô hình sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang phát triển mạnh ở huyện Đam Rông, đặc biệt là ở các địa phương Phi Liêng, Đạ K’nàng, Đạ R’sal và Rô Men...</p> <p style="text-align:justify"> Ông Nguyễn Văn Chính - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông, cho biết: Đam Rông là vùng đất có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, khí hậu thổ nhưỡng khá phù hợp với các loại cây trồng và phát triển nuôi trồng thủy sản. Kể từ khi triển khai Nghị quyết số 12 của Huyện ủy, đến nay, Đam Rông đã có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gần 1.100 ha, trong đó diện tích nhà kính 31,4 ha (chủ yếu canh tác rau, hoa); diện tích dâu tằm đang phát triển tốt đạt 824,2 ha. Toàn huyện có 15 chuỗi liên kết với trên 900 hộ tham gia, sản lượng nông sản qua chuỗi đạt trên 10.000 tấn, điển hình như chuỗi liên kết dâu tằm tơ Duy Phương, chuỗi rau, hoa công nghệ cao Đạ K’nàng và chuỗi sản xuất rau thương phẩm Phi Liêng... Không chỉ mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất, Nghị quyết còn giúp đồng bào thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất, về “nếp nghĩ, cách làm”, tuân thủ quy trình canh tác, áp dụng khoa học - kỹ thuật. Ngoài Mô hình Sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, huyện còn nhiều mô hình khác đã đạt tiêu chuẩn VietGAP… (như sầu riêng) và dần xây dựng được thương hiệu, từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường.</p> <p style="text-align:justify">Thời gian tới, huyện Đam Rông tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ đồng bào nâng cao chất lượng các loại cây trồng, đồng thời đẩy mạnh chuỗi liên kết, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, góp phần cải thiện đời sống kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc tại địa phương.</p>
>