My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Phần tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đoàn Lâm Đồng đã diễn ra đúng với nguyên bản như ngay chính giữa buôn làng nơi lễ hội diễn ra.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<h2 style="text-align:justify">(CLO) Phần tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đoàn Lâm Đồng đã diễn ra đúng với nguyên bản như ngay chính giữa buôn làng nơi lễ hội diễn ra.</h2> <p style="text-align:justify">Nằm trong chuỗi hoạt động Hội thi diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc đang diễn ra tại tỉnh Quảng Ngãi, đoàn nghệ nhân Lâm Đồng đã tái hiện lễ Mừng lúa mới (Nhô R’hê) của người K’Ho Srê - Lâm Hà.</p> <p style="text-align:justify">K’Ho là dân tộc bản địa sinh sống lâu đời tại tỉnh Lâm Đồng. Dân tộc K’Ho gồm nhiều nhánh: K’Ho Srê, K’Ho Nộp, K’Ho Cil, K’Ho Lạch... Đa số các nhánh người K’Ho sống trên núi cao với tập quán du canh du cư, săn bắt, hái lượm.</p> <p style="text-align:justify"><a href="https://congluan-cdn.congluan.vn/files/content/2024/08/04/1-0901.jpg"><img alt="dong bao kho lam dong tai hien le mung lua moi hinh 1" src="https://congluan-cdn.congluan.vn/files/content/2024/08/04/1-0901.jpg" style="height:480px; width:720px" /></a></p> <p style="text-align:center">Đoàn nghệ nhân K'Ho đến từ huyện Lâm Hà, Lâm Đồng tái hiện lễ Mừng lúa mới. Ảnh: Báo Lâm Đồng</p> <p style="text-align:justify">Riêng người K’Ho Srê làm ruộng nước (trong tiếng K’Ho, srê nghĩa là ruộng), chăn nuôi gia súc, gia cầm, định canh định cư dọc các thung lũng gần nguồn nước.</p> <p style="text-align:justify">Với quan niệm vạn vật hữu linh, người K’Ho Srê tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên chế ngự. Người K’Ho thờ các vị thần mặt trời, mặt trăng, thần núi, thần sông, thần đất, thần lúa...</p> <p style="text-align:justify">Là cư dân sống bằng nông nghiệp, các lễ hội của người K’Ho Srê cũng gắn liền với vòng đời, mùa màng, các nghi thức lễ hội đều cúng các vị thần (Yàng). Mỗi mùa vụ người K’Ho thường tổ chức nhiều lễ hội khác nhau như: Sih sre (gieo sạ), Nhô wèr (cúng dưỡng lúa), Nhô brê Rơhe (mang lúa về kho), Nhô R’hê (mừng lúa mới)…</p> <p style="text-align:justify">Lễ hội Mừng lúa mới thường được người K’Ho Srê tổ chức khi mùa màng đã thu hoạch xong (khoảng tháng 12 cho đến tháng 1 năm sau) nhằm gửi gắm ước vọng và cầu mong thần lúa ban cho mọi người, mọi gia đình có cái ăn, cái mặc, ngày càng có cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc hơn.</p> <p style="text-align:justify">Cùng với sự phát triển, nhiều lễ nghi phong tục cổ truyền của người K’Ho Srê đang dần bị mai một. Vì vậy, lễ hội Mừng lúa mới được các nghệ nhân đến từ buôn Bồ Liêng (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) tái hiện, với mong muốn trao truyền những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của tổ tiên để lại cho thế hệ con cháu.</p> <p style="text-align:justify"><a href="https://congluan-cdn.congluan.vn/files/content/2024/08/04/111-0902.jpg"><img alt="dong bao kho lam dong tai hien le mung lua moi hinh 2" src="https://congluan-cdn.congluan.vn/files/content/2024/08/04/111-0902.jpg" style="height:533px; width:800px" /></a></p> <p style="text-align:center">Nghi thức tặng vòng tay và chuỗi cườm cho khách quý tham dự lễ hội. Ảnh: Báo Lâm Đồng</p> <p style="text-align:justify">Trong lễ hội Mừng lúa mới, lễ vật có rượu cần, cá khô, muối, xôi, trái cây và không thể thiếu nghi lễ hiến sinh để tạ ơn Yàng. Năm nào được mùa thì vật hiến sinh sẽ là trâu, lợn; nếu thu hoạch chỉ vừa đủ ăn thì hiến sinh bằng dê hoặc gà. Rượu cần, cá suối, rau, củ quả lấy từ vườn nhà cũng được dâng lên Yàng tương xứng với mùa vụ thu hoạch.</p> <p style="text-align:justify">Trong không gian linh thiêng, cây nêu được gọt đẽo, chạm khắc công phu, hoa văn độc đáo gửi gắm triết lý sâu xa tại khu vực trung tâm lễ hội, già làng K’Thế thổi 3 hồi tù và báo hiệu cho dân làng.</p> <p style="text-align:justify">Sau hồi tù và, già làng khấn cầu: “Ơi Yàng! Hỡi dân làng! Hôm nay chúng ta tụ hội về đây để tạ ơn Yàng và các thần linh đã cho buôn làng một năm mưa thuận, gió hòa, cho cái nương, cái rẫy tốt tươi. Lúa trên nương trĩu hạt, đàn heo nhiều như con kiến đen, đàn trâu nhiều như con ốc dưới suối. Hỡi dân làng! Chúng ta cùng về đây mở hội. Ơi Yàng!”.</p> <p style="text-align:justify">Lễ hiến sinh là một con gà trống, già làng dùng tiết gà bôi lên cây nêu, mặt chiêng, và trán các thành viên dự hội, cầu sự may mắn, sức khỏe, bình an đến cho mọi người, cầu cho mùa rẫy năm sau Yàng cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.</p> <p style="text-align:justify">Tiếp đó, già làng xin Yàng cho hạ dàn chiêng xuống rồi trao từng chiếc chiêng cho các thành viên. Bài chiêng “Chào mừng quý khách” được tấu lên rộn ràng hòa cùng vũ điệu xoang uyển chuyển nhịp nhàng của các sơn nữ.</p> <p style="text-align:justify">Già làng khai ché rượu cần, rót rượu dâng lên Yàng và các thần linh, vít cong cần rượu mời khách cùng uống, đeo vòng đồng, chuỗi cườm cho khách quý như vật lưu niệm kết giao. Cùng với giai điệu trầm hùng của tiếng chiêng là âm điệu trống da trâu, khèn M’buốt hòa vào nhau rộn rã lòng người, tưng bừng lễ hội.</p> <p style="text-align:justify"><a href="https://congluan-cdn.congluan.vn/files/content/2024/08/04/11-0902.jpg"><img alt="dong bao kho lam dong tai hien le mung lua moi hinh 3" src="https://congluan-cdn.congluan.vn/files/content/2024/08/04/11-0902.jpg" style="height:533px; width:800px" /></a></p> <p style="text-align:center">Màn đấu chiêng đôi của nghệ nhân ưu tú K'Bes và K'Ken. Ảnh: Báo Lâm Đồng</p> <p style="text-align:justify">Khi đã ngấm men rượu, mọi người cùng chứng kiến màn “đấu chiêng” do nghệ nhân ưu tú K’Bres và K’Ken thể hiện, K’Binh đánh trống cổ vũ. Các sơn nữ phụ họa bằng vũ điệu xoang say đắm cùng nụ cười khen tặng người chiến thắng.</p> <p style="text-align:justify">Phần tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đoàn Lâm Đồng đã diễn ra đúng với nguyên bản như ngay chính giữa buôn làng nơi lễ hội diễn ra. Qua đó đã phô diễn vẻ đẹp văn hóa tinh thần của đồng bào người K’Ho ở Lâm Đồng, được Hội thi đánh giá cao.</p>
>