My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Hiện nay, có lẽ rất nhiều người đều biết đến bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969 trong Lễ truy điệu Người tại Quảng trường Ba Đình ngày 9/9/1969. Đó là bản Di chúc đề ngày 10/5/1969.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><em><strong>Hiện nay, có lẽ rất nhiều người đều biết đến bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969 trong Lễ truy điệu Người tại Quảng trường Ba Đình ngày 9/9/1969. Đó là bản Di chúc đề ngày 10/5/1969. Tuy nhiên, đó chỉ là bản Di chúc tập hợp nội dung các bản Di chúc của Bác Hồ. Ngày 19/8/1989, tiến tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị khóa VI đã ra Thông báo số 151-TB/TW về "Một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (gọi là Thông báo số 151) nêu một số nội dung liên quan đến việc ra đời của Di chúc.</strong></em></p> <p style="text-align:justify">Qua công bố của Đảng và nội dung đã được in nguyên văn trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, bản in năm 1996, chúng ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần viết Di chúc.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align:justify"><img alt="Bác Hồ viết bản Di chúc. Ảnh: Tư liệu" src="https://baolamdong.vn/file/e7837c02845ffd04018473e6df282e92/082024/ban-di-chuc-cua-bac-ho_20240825183247.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td style="text-align:center">Bác Hồ viết bản Di chúc. <em>Ảnh: Tư liệu</em></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align:justify">Hiện có các bản Di chúc sau đây: Thứ nhất, là bản Di chúc đề ngày 15/5/1965 có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh bên phải cùng chữ ký chứng kiến của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Lê Duẩn bên trái ở cuối Di chúc. Bản Di chúc này là bản Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lần đầu tiên, bắt đầu từ ngày 10/5/1965 và kết thúc ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc duy nhất được đánh máy, tất cả các bản còn lại sau này đều là bản viết tay của Người.</p> <p style="text-align:justify">Thứ hai, là bản Bác viết tay gồm 6 trang đánh máy với mở đầu: “Năm nay tôi vừa 78 tuổi”. Bản này không ghi ngày tháng và không đánh số trang. Sau đó, là phần 4 trang đánh máy Bác đánh số 1, 2, tiếp trang 2A và 1 trang sau cùng không có số trang. Bản này mở đầu là: “Tháng 5, 1968, khi xem lại thư này”. Như vậy, rõ ràng năm 1968, Bác có thể đã viết 2 lần. Về nội dung này, Thông báo số 151 đã nói rõ: “Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp Nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề ”. </p> <p style="text-align:justify">Bản thứ 3, Bác viết ngày 10/5/1969 gồm 1 trang viết tay. Bản này khẳng định cuộc chống Mỹ cứu nước sẽ nhất định thắng lợi hoàn toàn: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Trong bản Di chúc này, Người cũng viết những dòng mong muốn sau ngày thắng lợi sẽ đi thăm hai miền Nam Bắc và bạn bè thế giới: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt Nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta”.</p> <p style="text-align:justify">Như vậy, có tổng cộng 3 bản Di chúc (riêng bản viết năm 1968 chúng ta chưa biết Bác viết cùng một thời điểm hay khác thời điểm). Trong số các bản này, chỉ có bản đầu tiên, là bản hoàn thiện nhất. </p> <p style="text-align:justify">Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3/9/1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969. Cụ thể cơ cấu của bản Di chúc đã công bố chính thức như sau:</p> <p style="text-align:justify">Một là, đoạn mở đầu. Lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Bác viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.</p> <p style="text-align:justify">Hai là, phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới và nguyên văn bản Bác viết năm 1965.<br /> Ba là, đoạn “về việc riêng”. Năm 1965, Bác dặn dò về việc tang và viết về hỏa táng, dặn để lại một phần tro, xương cho miền Nam: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ tiền bạc của Nhân dân”. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách hỏa táng dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện thì “điện táng” càng tốt hơn. Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt. Trên mộ nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”.</p> <p style="text-align:justify">Năm 1968, Bác viết lại đoạn này và dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp: “Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà đơn giản, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và xung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”. Ngoài ra, Bác còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.</p> <p style="text-align:justify">Bản Di chúc đã công bố lấy nguyên văn đoạn Bác viết về bản thân năm 1968, trừ đoạn nói về hỏa táng. Di chúc năm 1969 công bố: “VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của Nhân dân”.</p> <p style="text-align:justify">Bốn là, đoạn cuối. Từ chữ “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu...” cho đến hết là nguyên văn đoạn Bác viết năm 1965. Về đoạn này, năm 1968 và năm 1969, Bác không sửa lại hoặc viết thêm. Trong bản Di chúc đã công bố, các đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ có một câu có sửa lại. Bản năm 1965, Bác viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; bản công bố chính thức sửa lại là: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.</p> <p style="text-align:justify">(CÒN NỮA)</p>
>