My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Có một thực tế phải thừa nhận, trong đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã phải đặt chế độ “ngủ đông” do các nguồn lực dự trữ đang dần cạn kiệt, sức chống chịu ngày càng suy giảm, thậm chí lao đao, bên bờ vực đóng cửa, giải thể..
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Có một thực tế phải thừa nhận, trong đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã phải đặt chế độ “ngủ đông” do các nguồn lực dự trữ đang dần cạn kiệt, sức chống chịu ngày càng suy giảm, thậm chí lao đao, bên bờ vực đóng cửa, giải thể... Ở những thời điểm ấy, chính nguồn lực từ chương trình khuyến công, dù không nhiều nhưng lại là nguồn động viên, sự hỗ trợ quý giá giúp họ vượt qua khó khăn.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220330174630images2443160_T3a_anh_1_71.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Nguồn vốn từ chương trình khuyến công đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn trong đại dịch</p> <p style="text-align:justify">Giống như nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc, trong đợt dịch bùng phát mạnh lần thứ 4 bắt đầu từ sau dịp nghỉ lễ 30/4/2021, rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Lâm Đồng cũng đã thực hiện nhiều biện pháp giãn cách, thậm chí tạm đóng cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước những khó khăn do tác động và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chương trình khuyến công thực sự đã trở thành một người bạn đồng hành đúng nghĩa giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, giúp doanh nghiệp có những bước đi bền vững, ổn định cho tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo lộ trình chung.</p> <p style="text-align:justify">Chỉ tính riêng trong năm 2021, đối mặt với nhiều thách thức mang tính khách quan, nhưng chương trình khuyến công của Lâm Đồng đã hoàn thành xuất sắc vượt bậc 38/38 đề án, với tổng kinh phí 9 tỷ 980 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó, đối với các đề án hỗ trợ không thu hồi là 25/25 đề án, kinh phí 1 tỷ 880 triệu đồng; các đề án hỗ trợ có thu hồi kinh phí là 12/12 đề án, với tổng vốn hỗ trợ là 7 tỷ 800 triệu đồng và 1/1 đề án khuyến công quốc gia có kinh phí 300 triệu đồng, tất cả đều đạt 100% kế hoạch đề án và xấp xỉ kế hoạch kinh phí. Đặc biệt, kết quả thu hồi vốn hỗ trợ trong năm 2021 cũng ấn tượng khi đạt 100% kế hoạch với 6,2 tỷ.</p> <p style="text-align:justify">Không khó để khẳng định, thành công của chương trình khuyến công Lâm Đồng có được một phần nhờ bám sát nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, kế hoạch chương trình khuyến công quốc gia và địa phương. Quy chế khuyến công để xây dựng nội dung trọng tâm hỗ trợ cho cơ sở công nghiệp nông thôn phù hợp với tình hình địa phương trong thời kỳ mới, trong bối cảnh hiện tại. Sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành và địa phương đã giúp cho chương trình khuyến công có sự lựa chọn kỹ càng trong việc thẩm định đơn vị hỗ trợ, chính vì điều này đã giúp cho công tác thu hồi kinh phí hỗ trợ của những năm trước được ổn định và không có đơn vị nợ quá hạn.</p> <p style="text-align:justify">Kế hoạch khuyến công tập trung vào các lĩnh vực định hướng cũng như có thế mạnh của tỉnh như: hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; sản phẩm chế biến sâu; các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; đổi mới các thiết bị công nghệ; hỗ trợ đăng ký thương hiệu; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất... tất cả những yếu tố trên đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, khuyến khích các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm, đồng thời, thực hiện tích cực chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.</p> <p style="text-align:justify">Ở chương trình hỗ trợ có thu hồi kinh phí (cho vay không tính lãi) thực sự có hiệu quả và tạo được sức lan tỏa rất lớn. Bởi chương trình này bảo tồn được nguồn vốn để có thể tiếp tục hỗ trợ cho các đơn vị khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, hoặc những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.</p> <p style="text-align:justify">Bà Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương Lâm Đồng) cho biết: “Từ 8 tỷ đồng nguồn kinh phí hỗ trợ các đề án có thu hồi đã thu hút được gần 35 tỷ đồng từ nguồn vốn khác của các cơ sở sản xuất công nghiệp tham gia thực hiện các đề án khuyến công, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của vùng nông thôn trong tỉnh. Điều này cho thấy, chương trình khuyến công thực sự đã trở thành “vốn mồi” động viên doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. </p> <p style="text-align:justify">Ông Nguyễn Văn Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên chia sẻ: “Đại dịch COVID-19 đã khiến công tác vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của công ty gặp rất nhiều khó khăn do tàu biển thiếu hụt trầm trọng về số lượng container. Điều này đã bắt buộc chúng tôi phải đầu tư thêm kho lạnh để bảo quản chờ xuất. Với 30% kinh phí được hỗ trợ trong tổng mức đầu tư của công ty từ chương trình khuyến công của tỉnh đã giúp chúng tôi giải quyết được rất nhiều khó khăn”.</p> <p style="text-align:justify">Cũng theo bà Võ Thị Nhung, kinh phí khuyến công địa phương hàng năm của tỉnh được phê duyệt khoảng gần 9,7 tỷ đồng, trong đó, đề án hỗ trợ có thu hồi chiếm tới 70% và phần còn lại dành cho các đề án hỗ trợ không thu hồi cùng một số hoạt động khác như hỗ trợ xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm. Trong đó, chương trình hỗ trợ kinh phí có thu hồi đang đem đến hiệu quả rất cao, bởi đây không chỉ là nguồn lực giúp cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tái đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời, còn là nguồn động viên, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với doanh nghiệp, với các tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh.</p> <p style="text-align:justify">Theo đó, các doanh nghiệp được lựa chọn nhận nguồn kinh phí có thu hồi sẽ được cấp 30% trong tổng mức đầu tư của công ty. Như với đề án có tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng sẽ nhận được 800 triệu tiền hỗ trợ trong thời hạn 5 năm, đồng nghĩa với việc mỗi năm sẽ chỉ trả lại cho Nhà nước trên 150 triệu đồng. Xét trên phương diện kinh phí đây là số tiền không lớn, tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở công nghiệp nông thôn, đây lại là một số tiền đầu tư hữu ích để có thể phát triển, nâng cấp cho bất kỳ hạng mục sản xuất nào trong quy mô của công ty.</p> <p style="text-align:justify">Sự hỗ trợ của chương trình khuyến công là vô cùng cần thiết, đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường và có xu hướng kéo dài. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên đòi hỏi nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn cũng cần nhanh chóng, chủ động chuyển hướng đi mới,thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử; chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực và thế mạnh của tỉnh; tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Hơn tất cả, cần phải thể hiện được tinh thần vượt khó, thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động để góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững chung của tỉnh.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>