My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Lâm đã bám sát thực tiễn địa phương, tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh Lâm Đồng về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Lâm đã bám sát thực tiễn địa phương, tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh Lâm Đồng về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và gặt hái được những kết quả khá toàn diện.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220331115657images2443434_T3b_a6_14.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Bên cạnh 2 cây trồng chủ lực cà phê và chè, những năm qua, huyện Bảo Lâm còn phát triển khá mạnh các loại cây ăn quả như bơ và sầu riêng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.</em></p> <p style="text-align:justify">Bảo Lâm có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tỷ lệ người DTTS ở đây chiếm hơn 30% dân số. Theo đánh giá của UBND huyện Bảo Lâm, vùng đồng bào DTTS là nơi cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế còn nhiều hạn chế. Do đó, Bảo Lâm đã ưu tiên bố trí các nguồn lực, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, nhất là địa bàn vùng DTTS, cũng như tìm ra những tiềm năng, lợi thế tại các xã, địa bàn vùng DTTS để tập trung lãnh đạo và triển khai thực hiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là những người thuộc diện gia đình khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn vốn mà huyện Bảo Lâm đã huy động để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM hơn 3.470 tỷ đồng. Trong đó, trên 844 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước, hơn 2.247 tỷ đồng vốn vay tín dụng, trên 73 tỷ đồng vốn vay từ các tổ chức doanh nghiệp và hơn 305 tỷ đồng vốn người dân đóng góp. Từ các nguồn vốn này, Bảo Lâm đã đầu tư, nâng cấp gần 362 km đường giao thông nông thôn và đầu tư, xây mới 2 công trình thủy lợi, cải tạo, nâng cấp, gia cố 15 công trình hồ chứa nước, nâng tổng số công trình thủy lợi phục vụ việc tưới nước cho cây trồng trên địa bàn lên 26 công trình. Cũng giai đoạn 2016 - 2020, huyện Bảo Lâm đã đầu tư, kéo mới, nâng cấp hơn 80 km đường điện trung thế và hạ thế, bên cạnh lắp mới, nâng cấp 35 trạm biến áp, cơ bản cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân; đầu tư, xây mới 14 trung tâm văn hóa - thể thao - học tập cộng đồng ở các xã, 1 khu thể thao cấp xã, 8 sân bóng đá cấp xã và 58 nhà văn hóa thôn; nâng cấp 3 chợ ở các xã và xây dựng 2 chợ thực phẩm tươi sống tại Lộc Thành và Lộc Quảng; xây mới, nâng cấp 6 trạm y tế và phòng khám khu vực, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh ở cơ sở ngày càng tốt hơn; đầu tư, sửa chữa, xây mới, nâng cấp 39 giếng khoan và 2 công trình nước tự chảy... UBND huyện Bảo Lâm cho biết thêm, đến nay, Bảo Lâm đã có 54/62 trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất và tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn của Bộ Xây dựng trên 85%...</p> <p style="text-align:justify">Cùng với việc ưu tiên bố trí các nguồn lực, đầu tư phát triển hạ tầng, công tác chăm lo ổn định đời sống kinh tế cho người dân cũng thường xuyên được cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Lâm quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách của Trung ương, của tỉnh Lâm Đồng. Trọng tâm là tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tính đến nay, Bảo Lâm đã chuyển đổi được hơn 6.545 ha chè cao sản, qua đó, tăng năng suất cây chè lên 132 tạ/ha, sản lượng 111.640 tấn/năm và chuyển đổi được 21.572 ha cà phê giống mới, qua đó, tăng năng suất cây cà phê lên 33 tạ/ha, sản lượng 95.000 tấn/năm. Những năm qua, huyện Bảo Lâm phát triển khá mạnh diện tích bơ, sầu riêng, cây ăn trái... Nhờ đó, thu nhập của người dân trên địa bàn tăng lên đáng kể. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Bảo Lâm đã có bước chuyển biến tích cực. Hiện, huyện Bảo Lâm có 6.000 ha ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, 3.850 ha cà phê, 200 ha rau màu và 450 cây ăn quả. Mô hình kinh tế tập thể cũng có những bước phát triển, với 14 hợp tác xã, 11 tổ hợp tác, 167 trang trại.</p> <p style="text-align:justify">Theo UBND huyện Bảo Lâm, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã tạo ra làn gió mới, tác động mạnh mẽ, tạo ra những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt của đời sống. Qua chương trình này, đời sống của người dân, nhất là đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thúc đẩy người dân chung tay đoàn kết, vượt lên chính mình để xây dựng nông thôn Bảo Lâm ngày càng giàu đẹp. Trên cơ sở đó, đầu năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã ký quyết định công nhận 2 xã vùng DTTS Lộc Bắc và Lộc Bảo của huyện Bảo Lâm về đích NTM. Như vậy, tính đến nay, huyện Bảo Lâm đã có 13/13 xã đã đạt chuẩn xã NTM. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để Bảo Lâm tiếp tục tiến xa hơn trong những mục tiêu mà đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>